Khiên Trạch và lái xe của Diệp gia, những thủy thủ trên chuyến tàu trước
đó đã chỉ rõ, chính cô ta đã đưa Diệp Khiên Trạch lên tàu, còn việc cô ta
bảo Diệp Khiên Trạch chịu làm con tin thay mình thì không một ai có thể
chứng minh. Cho đến khi đứa trẻ trong bụng bị sẩy và mất, Viên Tú luôn
nằm trong sự giám sát của cảnh sát. Sau khi mất đứa con, cô ta đã cắn nữ
cảnh sát giám sát mình như một kẻ điên loạn, cuối cùng cảnh sát đã đưa cô
ta vào Viện Tâm thần với lý do là tâm thần phân liệt. Trong sự quan tâm
của Hướng Viễn, cô ta luôn có được ưu đãi "đặc biệt" trong bệnh viện.
Hồi tưởng cũng như nằm mơ vậy, đều là những chuyện dễ khiến con
người hao tổn tâm trí và sức lực nhất, thế nên mỗi ngày Hướng Viễn đều
nhủ thầm, đừng nằm mơ, đương nhiên là cũng đừng nhớ lại chuyện gì. Cô
chậm rãi bước xuống những bậc cầu thang mà cô đã cho gỡ hết mọi hình
ảnh để xuống ăn bữa sáng gồm một quả trứng rán và một cốc sữa mà dì
Dương đã chuẩn bị.
Hướng Viễn ăn một miếng, trứng rán ngọt đến lạ lùng. Dì Dương rụt rè
đứng một bên sau lưng, thấy cô ngừng ăn, vẻ mặt có vẻ kỷ quặc thì hoảng
loạn nắm chặt tay rồi nhìn cô: "Tôi lại làm sai ạ?".
Không có gì, chỉ là không phân biệt nổi đường và muối nhưng Hướng
Viễn không nói. Cô đuổi khéo bà người làm hễ gặp ai cũng than vãn Diệp
gia bao năm nay không tăng lương cho mình rồi chậm rãi đẩy đĩa trứng rán
sang một bên. Mấy năm nay, Hướng Viễn không chỉ một lần khuyên bà
không cần vất vả thế nữa, cô sẽ cho bà một khoản tiền để bà về sống an
nhàn với con cái nhưng bà không muốn đi vì con cái trong nhà đã lớn, con
dâu thì chê bà, mà sống trong nhà mình lại thấy không quen, ở Diệp gia bà
cũng chỉ cần thi thoảng nấu một bữa cơm, giặt giũ quần áo cho Hướng
Viễn, cũng không vất vả gì. Hướng Viễn không phải người cần phải có ai
phục vụ nên rất ít khi sai khiến bà làm gì, rất nhiều việc cô thấy tự mình
làm còn tốt hơn là giao cho kẻ khác. Tuy Hướng Viễn không thân mật dễ