nên những nông dân bình thường như bác Fedor hiểu ý nghĩa cuộc sống
đầy đủ hơn ai hết: tình cảm, tâm hồn được thay thế cho lý trí, tín ngưỡng
được thay thế cho tri thức. Nhà văn hạ thấp vai trò của lý trí và hết sức đề
cao chân lý vĩnh cửu của tôn giáo. Con mắt nhận xét hiện thực nghiêm ngặt
đã làm ông xa lánh Giáo hội chính thống hợp pháp cùng bộ máy chính
quyền và quân đội của nhà nước phong kiến Nga. Ông đi vào thực tiễn để
tìm chân lý nhưng lại trở về với thứ chủ nghĩa nhân đạo chung chung, duy
thiện, đầy thần bí.
Levin đứng về phía lợi ích nông dân mà đấu tranh đến mức độ nhất định,
nhưng trước sau chàng vẫn chỉ là một địa chủ không cắt đứt với giai cấp
mình. Chàng nhìn thấy tội ác bọn bóc lột nhưng lại không muốn dùng bạo
lực gạt bỏ chúng ra khỏi đời sống, mà chỉ muốn tu nhân tích đức, hoàn
thiện bản thân, làm điều lành. Chàng nhìn thấy sự giãy chết của giai cấp
quý tộc, những tội ác mới của chủ nghĩa tư bản, nỗi bần cùng khổ sở của
nông dân, nhưng cũng lại phủ nhận hết thảy những tiến bộ về khoa học, kỹ
thuật của phương thức sản xuất mới và muốn bo bo kìm hãm nước Nga giữ
nguyên tình trạng sản xuất riêng lẻ, phân tán lạc hậu, quay lại chế độ gia
trưởng, với hy vọng hão huyền chỉ có nông dân mới cứu vớt được nước
Nga. Lối thoát cuối cùng của chàng là đứng ra thuyết lý về tôn giáo, lý
tưởng hóa đạo Cơ đốc. Trong hoàn cảnh nước Nga hồi đó, khi xã hội bắt
đầu xuất hiện những lực lượng dân chủ và cách mạng, các quan điểm, tư
tưởng đó đã đứng về phía phản động; chúng đầu độc quần chúng bị áp bức
không kém gì những thứ kinh tế học tư sản, triết học duy tâm và tôn giáo
mê muội khác. Mâu thuẫn bên trong của Levin chính là mâu thuẫn trong
thế giới quan của Tolxtoi. Sau này, ông có tiến bộ hơn nhân vật hồi đó của
mình. Quá trình sáng tạo ra nhân vật có lẽ cũng là quá trình tự tìm hiểu của
nhà văn. Đọc tiểu sử ông, ta tưởng như ông căn cứ vào cuộc đời mình để đẻ
ra nhân vật, rồi sau đó lại dựa vào nhân vật mà suy nghĩ, sống và tiến lên.
Chỉ có nhìn mọi mặt con người Levin cùng những nhân vật khác của cuốn
truyện dài này thì ta mới hiểu được thời đại và những vấn đề mà nhà văn
đặt ra cho họ trong cuộc sống. Như lời của V.I. Lenin đã nhận xét: "Tolxtoi
đã phản ánh được mối căm thù chồng chất, mối hoài vọng rốt cuộc cũng đã