Càng để ý, mẹ An càng thấy anh ta đúng là con người đáng kính. Cho đến
ngày cuối cùng, khi tốp thợ ra về gần hết, anh ta vẫn còn ở lại dọn dẹp và
xem thầy cô trong khi nhận lại các căn nhà của mình còn cần nhờ gì nữa
không. Mẹ An từ từ đến gần anh ta và bảo:
- Các anh thật nhiệt tình. Chúng tôi sớm có chỗ ở để ổn định công việc
cũng là nhờ công của các anh đó. Nếu không vội, mời anh vào nhà uống
chén nước chè.
Nghe tới đó, anh ta ngẩng lên, trước mặt anh là một cô gái thật đẹp. ngoài
những nét thanh tú trên khuôn mặt, vẻ buồn thăm thẳm đọng trong đôi mắt
đen láy, như muốn nói với anh điều gì đó. Đôi mắt ấy làm anh nhớ đến vẻ
đẹp của Đức Mẹ. Ôi, một vẻ đẹp thánh thiện! nhưng sao cô ấy gầy quá,
trông yếu quá! Có lẽ phải cần một tấm lòng chân thành, đôi bàn tay đầy yêu
thương chăm sóc mới vực cho cô sức khoẻ lại được chăng? Ngẩn ngơ một
lúc, anh như chợt nhớ ra:
- À, cô bảo gì cơ?
- À, tôi muốn nói là nếu anh có chút thời gian, tôi mời anh chén nước.
- Cám ơn cô.
Vừa nói anh ta vừa bước vào nhà. Nhìn thấy đống bàn thờ, ảnh thờ, sách vở
đồ đạc…chất đầy một góc, anh thấy ái ngại. Cám cảnh sức khoẻ của chủ
nhà, anh rất muốn giúp nhưng cứ ngần ngại, không nói nên lời.
- Mời anh xơi nước cho khỏi nguội! – mẹ An lại nói.
Một lần nữa anh ta lúng túng.
- Vâng, cảm ơn cô.
Khi ra đến cửa, anh ta nói nhẹ, đủ để hai người nghe thấy:
- Nếu cô không ngại, ngày mai, tôi sẽ ghé qua giúp cô dọn dẹp.
Chẳng hiểu sao mẹ An đã đồng ý. Vừa sắp dọn đồ đạc, mẹ An vừa kể cho
anh ta nghe về cái chết của ông bà ngoại An, về vết thương của mình và về
việc muốn ở vậy để thờ bố mẹ mình.
Nhưng rồi ở đời vẫn vậy! Cái gì phải đến cuối cùng đã đến…
Sáu tháng sau, lễ cưới được tiến hành. Nhà trường và các bạn đồng nghiệp
của hai bên giúp họ tổ chức một lễ tiệc ngọt giản dị, nhưng vô cùng ấm
cúng. Bên nhà nội cũng chẳng còn ai. Bố An nói, ông nội An chẳng may bị