hàng, chen chúc, không thể mua nổi. Trong khi những ngừơi vợ khác phải
vất vả từ sáng đến tối mà đồng lương chẳng đủ chi tiêu cho đến cuối tháng,
ăn không đủ no, quần áo không đủ mặc, nói gì đến chuyện ăn ngon, mặc
đẹp, những cô nhân viên bán hàng như Dục là có giá, là ước mơ của bao
người, từ những kẻ ít học cho đến những người có bằng cấp hẳn hoi.
Những cô mậu dịch viên lúc đó trông thật viên mãn. Không những họ hách
dịch, cửa quyền mà còn mang bộ mặt khinh khỉnh. Ở cửa hàng, Dục lên
mặt với khách, về nhà Dục đành hanh với chồng đủ thứ chuyện:
- Cái hạng như anh thì chỉ suốt đời chui gầm chạn, không đi được quá cái
háng của đàn bà. Làm việc chỉ biềt mấy đồng lương cọc, còn vác cái vẻ mặt
thảm hại ấy về làm gì cho ngứa mắt người khác.
- Cô ăn nói dè chừng đấy nhé. – Không thể nhịn được nữa, Bân lên tiếng.
- Lại còn không à! Gái này ra đứng ở cửa hàng, khối kẻ phải thưa, phải
nịnh, phải tìm cách bắt quen đấy nhé. Đừng có tưởng bở, thấy anh có dáng,
có vóc mà ra vẻ!
Mà Dục lên mặt cũng phải thôi. Có mấy ai ở cái thời bao cấp đó được ăn
sung mặc sướng như vợ con Bân. Mỗi lần đi làm về, Dục xách một túi
nặng. Vế đến nhà, vứt túi đánh phẹt xuống sàn bếp, Dục gọi Bân và bảo:
- Còn đứng đực ra đó mà nhìn nữa à. Cắt những súc thịt này ra để kho tàu!
Tim, gan lợn thì rửa sạch đi rồi luộc lên ăn vã!
Đến bữa ăn, Dục dặn các con không được bẻm mép kể cho bạn bè, bà con
láng giềng là nhà mình ăn gì, uống gì:
- Phải biết nói dối, ai hỏi hôm nay nhà chúng mày ăn gì, cứ việc nói là ăn
cơm muối vừng nhé, nghe chưa?
- Ứ ừ, con ứ nói thế đâu! – Bình nhõng nhẹo.
- Tại sao phải nói thế hả mẹ? – Bài thắc mắc.
- Tao bảo nói thế thì cứ thế, không việc gì phải thắc mắc! – Dục quắc mắt,
quát lên.
Bài và Bình lấm lét nhìn nhau, không đứa nào dám nói một lời nào nữa.
Không khí có vẻ lắng xuống.
Thật ra, ở cái gia đình này là thế. Ở đó, người ta có cảm giác không yên ổn.
Họ quan trọng hóa những việc cỏn con còn những việc lớn thì chẳng ai