Cô ngồi trước đàn piano, nhẹ nhàng bấm phím, không đánh ra được giai
điệu. Nghe nói, anh quên cô rồi. Như vậy rất tốt, anh có thể giống như trước
khi biết cô, sống đơn thuần, bình an. Mà cô cũng không hề buồn bã. Từng
nhận được tình yêu thuần khiết như vậy từ anh, cho dù là hồi ức cũng đủ để
cô nhớ nhung cả đời. Trong những ngày tháng chia xa này, những cuộc thí
nghiệm vô tận khô khan biết bao. Nhưng mỗi ngày cô đều nghĩ rất nhiều lần
về thư tình của anh, bao gồm thư tình anh dành cho cô trong đoạn phim sám
hối kia.
Lời tạm biệt: Nén bị thương.
Cô vừa nhìn đã hiểu. Đêm hè kia, ánh trăng sáng trong, họ cởi giày đi
chân trần chậm rãi khiêu vũ trong phòng sách. Nhảy xong, Ngôn Tố khẽ
đọc bài thơ tình kinh điển nhất của nhà thơ John Donne. Anh nói anh thích
John Donne so sánh đôi tình nhân với compa hai chân, thích tình yêu tinh
khiết thuần tuý trong bài thơ kia. Cho dù chia cách, cho dù không gặp, tinh
thần và linh hồn người yêu vẫn mãi đọng lại bên nhau.
John Donne (19/7/1572-31/3/1631) là một trong những nhà thơ lớn của
Anh thế kỷ XVII.
Vì vậy hôm đó, trong nhà vệ sinh ở sân bay nghe anh nói: “Lời tạm biệt
cuối cùng cho cô ấy, xin cô ấy nén bi thương”, trong nhát mắt lệ cô đã ngân
ngấn viền mắt. Mà giờ phút này, giữa đêm tuyết cô cùng tĩnh mịch, trời sao
lấp lánh, ánh trăng như thuỷ ngân chiếu vào cửa sổ kính màu, đẹp đến rung
động lòng người.
Cô ngẩng đầu nhìn trời, trời sao cao vời vợi, xuyên thấu qua cửa kình,
sâu thẳm vô vàn, giống như đôi mắt của Ngôn Tố trong trí nhớ, trong veo
sáng ngời. Anh là tình yêu đích thực trong đời này của cô.
Chân Ái ngẩng đầu, đứng trong ánh trăng như lụa trắng, khẽ cười, lẩm
bẩm đọc bài thơ ly biệt kia. Nghe nói linh hồn đôi tình nhân yêu nhau tựa