-
Chúng ta nói đến vụ trộm. Vậy là xảy ra ở gian chúng ta đang ngồi đây
à
?
-
Vâng. Giữa tượng Đức Bà đồng trinh thế kỷ thứ 12 và chiếc tủ đứng
này có một chiếc đèn Do Thái nhỏ. Nó đã biến mất.
-
Chỉ có thế thôi à
?
- Chỉ có thế thôi.
-
Chà
!... và ngài cho biết thế nào là một chiếc đèn Do Thái
?
- Đó là những chiếc đèn bằng sừng gồm một thân đèn và một bầu chứa
dầu mà người ta dùng trước kia. Từ bầu có hai hay nhiều ống muống để
lồng bấc.
- Tóm lại, những đồ vật không có giá trị lắm.
-
Đúng là không giá trị lắm. Nhưng nó là một chỗ giấu mà chúng tôi có
thói quen cất một đồ trang sức cổ, đẹp, một tượng bằng vàng nạm hồng
ngọc và ngọc bích rất đắt tiền.
-
Tại sao lại có thói quen đó.
-
Thưa ngài, quả thật, tôi cũng không biết nói sao. Có thể đó chỉ là vui
mà dùng một chỗ giấu như thế thôi.
-
Không ai biết chỗ giấu ấy chứ
?
- Không ai cả.
-
Tất nhiên trừ tên trộm bức tượng, - Sôm bẻ lại... – Nếu không nó chẳng
tốn công lấy chiếc đèn Do Thái làm gì.
-
Tất nhiên. Nhưng tại sao nó có thể biết được vì do tình cờ chúng tôi đã
để lộ ra cơ cấu bí mật của chiếc đèn đó
?
- Cũng sự tình cờ đó có thể lộ ra với ai đó... một người giúp việc... một
người thân của gia đình. Nhưng báo nhà chức trách rồi chứ
?
- Chắc thế ạ. Ông dự thẩm đã lập biên bản. Những ký giả điều tra của các
báo lớn cũng đã ghi. Nhưng, như tôi đã viết tới ngài, hình như bài toán ít
khả năng giải được.
Sôm đứng dậy, tiến lại cửa sổ, xem xét cửa kính, sân thượng, bao lơn,
dùng kính lúp để nghiên
cứu hai vết xây xát ở đá và nhờ ông Đanhblơvan
dẫn xuống vườn.