trước lúc đó
không ai ngờ tới ý đồ trong đầu y. Vả lại từ lúc ấy,
y và
Clôtiđơ không hề rời nhau lấy một giây.
Héclốc Sôm chợt nghĩ tới "cuộc" điện thoại mà cô gái liên lạc với bà thợ
may. Y bỗng hiểu: ngay khi chưa kịp nói, mới chỉ tự giới thiệu là thư ký
mới của ông Đêtănggiơ, Clôtiđơ đã đoán thấy nguy hiểm, tên thật và mục
đích của y và lập tức, một cách hết sức lạnh lùng và tự nhiên, nàng đã dùng
mật khẩu cầu cứu Arxen Lupanh núp dưới danh nghĩa bà thợ may.
Arxen Lupanh đã đến bằng cách nào, làm sao chiếc xe hơi máy vẫn rung
đỗ bên vỉa hè lại khiến hắn nghi ngờ, làm thế nào hắn "mua" được tay lái
xe... tất cả không đáng để ý. Điều làm Héclốc Sôm thích thú đến quên cả
tức giận, đó là sự gợi lại cái lúc ly kỳ mà một thiếu nữ bình thường, một cô
gái si tình kiềm chế được mình, dẹp bản năng, giấu ánh mắt, giữ nét mặt
bình thản, đã đánh lừa được tay cáo già như y.
Làm gì để chống lại một người được phục vụ bởi những tay chân như
thế, một người mà chỉ với ảnh hưởng của uy quyền thôi đã truyền cho một
người đàn bà biết bao nghị lực và táo bạo.
Xe qua sông Xen rồi ngược dốc Xanh Giécmanh. Nhưng quá thành phố
ấy chừng năm trăm mét, xe chạy chậm lại. Chiếc xe đi sau đuổi kịp và cả
hai cùng đỗ lại. Xung quanh vắng tanh vắng ngắt.
-
Ông Héclốc Sôm, - Lupanh nói, - mời ông chuyển sang xe kia. Xe này
của chúng ta chạy chậm như rùa
!
- Sao lại thế
? - Héclốc kêu lớn, - đã vội còn kén cá chọn canh làm gì cơ
chứ
!
-
Ông làm ơn cho mượn cái áo lông của ông nữa, vì chúng ta sẽ đi khá
nhanh đấy. À, mời ông hai cái bánh mì kẹp nhân. Ông Héclốc Sôm, ông
cầm lấy đi
! Chưa biết bao giờ mới ăn bữa chiều đâu, ông ạ
!
Bốn người ngồi ở xe sau bước xuống. Một gã lại gần và khi gã bỏ cặp
kính, Héclốc nhận ra cái lão mặc áo rơđanhgốt ở tiệm ăn Hunggari. Lupanh
nói với gã:
-
Anh đưa chiếc xe hơi này về trả cho tay lái xe mà tôi đã thuê. Hắn ngồi
chờ trong quầy bán lẻ rượu đầu tiên ở bên phải phố Lơgiăngđrơ. Trả hắn hộ