điệu rất tự nhiên vì do lối sống lâu năm tại Hoa Kỳ, nên không biết che dấu
xúc cảm như phần đông người Trung hoa khác. Ngoài ra, người Thượng
Hải rất khó hiểu được thổ âm Hải Nam của họ Tống. Bởi vậy mỗi khi Tống
Charlie đi dạo phố thì người lớn gọi chàng là "thằng lùn", và con nít thì
đuổi theo réo gọi "con quỷ lai căng". Do đó những cảm tưởng đầu tiên của
Tống Charlie về cuộc đời tại Thượng Hải không hào hứng lắm.
Mấy tháng sau, Tống Charlie được phép về Hải Nam thăm gia đình sau hơn
mười năm xa cách. Cuộc đoàn tụ đem lại cho Tống Charlie nhiều niềm vui.
Thân phụ của chàng bây giờ đã là người lãnh đạo của người Triều Châu tại
Hải Nam, và người anh cả của chàng đã thay thế thân phụ quán xuyến công
việc làm ăn của gia đình. Không những thế, Tống Charlie còn được gia
đình giới thiệu gửi gấm với những tổ chức làm ăn bí mật của người Triều
Châu tại Thượng Hải.
Sáu tháng sau, Tống Charlie được cử tới một nhiệm sở mới tại một thị trấn
cổ hủ có trên ba trăm ngàn dân, nằm bên ngoài Thượng Hải, trên đường đi
Tô Châu. Tại đây nhà truyền giáo trẻ tuổi bất đắc dĩ này bị cả người bản xứ
và người ngoại quốc xa lánh. Người bản xứ thì không chấp nhận lối ăn mặc
và bề ngoài của Tống Charlie, mà họ cho là quá ngoại lai. Còn người tây
phương, phần đông là giáo sĩ truyền giáo, thì không ưa Tống Charlie vì vấn
đề cạnh tranh nghề nghiệp. Tống Charlie thuê một một căn nhà tranh ở
khuất xa mọi người. Đây là giai đoạn Tống Charlie cảm thấy chán nản nghề
truyền giáo nhất. Cuối cùng, Tống Charlie phải tự thay đổi cho vừa lòng
dân chúng. Chàng bắt đầu mặc áo choàng dài, và chụp lên đầu một cái nón
tròn nhỏ để hoà mình với quần chúng.
Cuộc đời vô vị của Tống Charlie cứ thế trôi qua, cho đến một ngày kia vận
may của chàng cũng tới. Một hôm Tống Charlie về thăm Thượng Hải.
Trong lúc đang lang thang ngoài phố thì tình cờ Tống Charlie gặp Văn
Bình Chung, người bạn cũ của những ngày còn ở Boston. Sau khi nghe
những lời than thở của Tống Charlie về cảnh sống hiện tại, Văn Bình