vích không tạo được cuộc cách mạng trên toàn thế giới như họ mong muốn.
Vì lý do này, các nhà lãnh đạo Nga sô cố gắng bày tỏ thiện cảm giúp đỡ các
nước nhược tiểu trong nỗ lực tìm cơ hội tại hải ngoại. Nga sô đã kêu gọi
người Trung hoa phải vùng dậy, lật đổ nền quân chủ và đòi lại các nhượng
địa trước kia triều đình Mãn Thanh đã phải nhượng cho các quốc gia tây
phương. Lời kêu gọi của Nga sô đã được giới trí thức Trung hoa rất đỗi
cảm kích, nhất là sau khi người Trung hoa thất vọng trước kết quả của hội
nghị Versailles. (Hội nghị này cho phép người Nhật được làm chủ các lãnh
thổ Trung hoa trước kia do người Đức cai quản.)
Nhiều cán bộ cao cấp của cộng đảng Nga được phái sang Bắc Kinh để kiểm
điểm tình thế để xem Nga sô nên cầm đầu nhóm cách mạng nào của Trung
hoa. Năm 1922, một phái bộ ngoại giao Nga do Adolf Joffe hướng dẫn
sang Bắc Kinh để tìm sự giao hảo và hợp tác với chính quyền Bắc Kinh.
Các sứ quân của Trung hoa lúc đó còn đang mải lo tìm sự trợ giúp của Anh
quốc nên bác bỏ mọi đề nghị của Joffẹ Bị thất bại tại Bắc Kinh, Joffe tìm
đường xuống Thượng Hải gặp Tôn Dật Tiên, và coi Tôn Dật Tiên như một
con bài thay thế.
Người cộng sản Nga không có ảo tưởng về Tôn Dật Tiên. Chính Lênin đã
có lần mô tả Tôn Dật Tiên là một người ngây thơ, và những tư tưởng của
Tôn Dật Tiên là không tưởng, thiếu thực tế. Tuy nhiên người Nga nhận thấy
có thể lợi dụng được Tôn Dật Tiên và tổ chức Quốc dân đảng của ông. Nga
sô tin tưởng có thể biến Tôn Dật Tiên thành một lãnh tụ chỉ đóng vai trò
tượng trưng.