{XV}
Phần lớn các câu lạc bộ của nam giới giam lỏng những người phụ nữ
trong một phòng đặc biệt hoặc nhà phụ, và loại trừ họ khỏi các căn hộ khác,
dù theo nguyên tắc được tuân thủ ở St Sofia rằng họ ô uế hoặc theo nguyên
tắc được tuân thủ ở Pompeii rằng họ quá thuần khiết chỉ là một vấn đề để
suy đoán.
{XVI}
Quyền lực của báo giới trong việc ỉm đi sự thảo luận về bất kỳ chủ
đề không mong muốn nào đã từng, và hiện vẫn còn kinh khủng. Nó là một
trong những “chướng ngại vật đặc biệt” mà Josephine Bulter đã đấu tranh
chống trả trong chiến dịch chống Đạo luật về các bệnh truyền nhiễm. “Đầu
năm 1870, báo giới London bắt đầu áp dụng chính sách im lặng đối với vấn
đề này, và điều này kéo dài nhiều năm, và khuấy lên từ Hiệp hội Các quý bà
“Văn bản phản đối chống lại âm mưu giữ im lặng”, ký bởi Harriet
Martineau và Josephine E. Butler, trong đó có những từ sau: “Chắc chắn,
trong khi một âm mưu giữ im lặng kiểu đó là khả dĩ và được thực hành ở
các nhà báo hàng đầu, người Anh chúng ta cường điệu các đặc quyền của
chúng ta với tư cách những người tự do khi chúng ta tuyên bố để động viên
một nền báo chí tự do, và để nắm giữ quyền được nghe cả hai phía trong
một vấn đề trọng đại về đạo đức và pháp chế.” (Personal Reminiscences of
a Great Crusade, by Josephine E. Butler, p. 49.) Một lần nữa, trong trận
chiến đòi quyền bầu cử, báo giới đã sử dụng sự tẩy chay một cách vô cùng
hiệu quả. Và gần đây, hồi tháng 7/1937, trong một lá thư tựa đề “Một âm
mưu giữ im lặng”, được in (xin vinh danh nó) bởi tờ Spectator, Cô Philippa
Stratchey hầu như lặp lại những từ của bà Butler: “Nhiều trăm và nhiều
ngàn đàn ông và phụ nữ đã tham gia vào một nỗ lực để thuyết phục Chính
phủ xóa bỏ điều khoản trong Dự luật bổ sung lương hưu mới cho những
công nhân áo đen vốn lần đầu tiên giới thiệu một giới hạn thu nhập phân
biệt đối với những ứng viên nam và nữ… Trong tháng vừa qua, Dự luật này
đã được trình ra Thượng viện, ở đó, điều khoản này đã gặp phải sự phản đối
mạnh mẽ và dứt khoát từ mọi phía trong Tòa… Đây là những sự kiện mà
hẳn người ta phải cho là đủ thú vị để được tường thuật trên báo chí hàng
ngày. Nhưng chúng đã được thông qua trong im lặng tuyệt đối bởi những tờ
báo, từ The Times cho tới Daily Herald...Sự đối xử phân biệt với nữ giới
trong Dự luật này đã gợi lên trong họ một cảm giác căm giận vì đã không
được chứng kiến từ khi ban bố quyền bầu cử… Người ta giải thích thế nào
cho việc che đậy hoàn toàn này của báo giới?”