“Nhưng chúng tôi bảo lưu rằng sự chăm sóc của phụ nữ… sẽ có xu hướng
tạo nên một sự hạ thấp tinh thần tín ngưỡng Công giáo, điều đó không nảy
sinh bởi sự chăm sóc của nam giới trước khi những giáo đoàn mở rộng hay
ưu tiên cho phụ nữ. Đó là một sự bày tỏ lòng tôn kính đối với phẩm chất
của nữ tín đồ Công giáo nếu có thể đưa ra phát biểu này; nhưng nó sẽ có vẻ
như một thực tế đơn giản rằng trong những ý nghĩ và mong muốn của giới
tính đó tính tự nhiên dễ trở nên thấp kém hơn tính siêu nhiên, xác thịt thấp
hơn tinh thần là trường hợp với nam giới; và rằng sự chăm sóc của một nam
tu sĩ thông thường không khơi dậy khía cạnh đó của bản chất nữ giới vốn sẽ
im lìm trong những thời gian của tình yêu mến Chúa. Mặt khác, chúng ta tin
rằng các thành viên nam giới của giáo đoàn thuộc Giáo phái Anh không thể
hiện diện ở một dịch vụ mà ở đó một phụ nữ được chăm sóc mà không trở
nên ý thức một cách quá mức tới giới tính của mình.”
Do đó, theo ý của các Ủy viên Hội đồng Tổng Giám mục, nữ tín đồ Công
giáo có đầu óc nghiêng về tinh thần hơn nam tín đồ - một nguyên do đáng
chú ý, nhưng chắc chắn là thích đáng, để loại trừ họ khỏi giáo giới.
{XI}
Daily Telegraph, 20/1/1936.
{XII}
Daily Telegraph, 1936.
{XIII}
Daily Telegraph, 22/1/1936.
{XIV}
“Theo tôi biết, đến nay không có quy luật phổ quát nào về chủ đề
này [chẳng hạn các quan hệ tính dục giữa những công chức]; nhưng những
công chức và các quan chức đô thị ở cả hai giới hẳn nhiên được mong đợi
được tuân thủ những quy định theo truyền thống và tránh thứ tư cách đạo
đức có thể tự nó tìm đường đến những tờ nhật báo và bị mô tả là “đáng hổ
thẹn” ở đó. Cho tới gần đây, các quan hệ giới tính giữa nam và nữ quan
chức của Bưu điện có thể bị trừng phạt bằng cách sa thải ngay lập tức cả hai
bên… Việc tránh sự công khai trên báo chí là một vấn đề khá dễ giải quyết
miễn là có liên quan tới các vụ kiện tại tòa án: nhưng sự hạn chế ở giới văn
phòng cần mở rộng hơn để ngăn các nữ công chức (thường là những người
phải từ chức khi kết hôn) khỏi một quan hệ công khai ăn ở như vợ chồng
với đàn ông nếu họ muốn làm như thế. Do đó, vấn đề này khoác một màu
sắc mới.” (The British Civil Servant. The Public Service, by William A.
Robson, pp. 14, 15.)