BA ĐỒNG VÀNG - Trang 170

{XVII}

Những vết thương da thịt dĩ nhiên đã bị gây ra trong trận chiến ở

Westminster. Thật sự, cuộc đấu tranh giành quyền bầu cử dường như
nghiêm trọng hơn được thừa nhận hiện nay. Do vậy Flora Drummond nói
rằng: “Dù chúng ta đạt được quyền bầu cử nhờ sự tích cực vận động của
chúng ta, như tôi tin tưởng, hoặc chúng ta giành được nó vì những nguyên
do khác, như một số người nói, tôi nghĩ nhiều người trong thế hệ trẻ hơn sẽ
thấy khó mà tin rằng sự phẫn nộ và tàn bạo đã được khuấy động lên bởi sự
đòi hỏi quyền bầu cử cho phụ nữ của chúng ta hồi gần ba mươi năm trước.”
(Flora Drummond, in the Listener, 25 August 1937.) Có thể đoán là thế hệ
trẻ hơn đã quá quen với sự phẫn nộ và tàn bạo để đòi tự do đến nỗi họ
không có sẵn cảm xúc cho trường hợp cụ thể này. Ngoài ra, cuộc chiến cụ
thể này không diễn ra trong những cuộc chiến đã biến nước Anh thành ngôi
nhà, và biến người Anh thành những chiến sĩ, của tự do. Nhìn chung, cuộc
chiến đòi quyền bầu cử vẫn được nhắc tới trong những từ ngữ phản kháng
chua chát: “…và những người phụ nữ… đã không bắt đầu cái chiến dịch,
quật bằng gậy và cắt xé tranh mà cuối cùng đã chứng minh cho cả hai nghị
viện khả năng của họ đối với quyền bầu cử.” (Reflections and Memories, by
Sir John Squire, p. 10.) Do đó, có thể tha thứ cho thế hệ trẻ hơn nếu họ tin
rằng không có gì hào hùng trong một chiến dịch mà trong đó chỉ có vài
cánh cửa sổ bị đập nát, vài ống quyển bị vỡ, và chân dung Henry James của
Sargent bị phá hỏng, nhưng không thể sửa chữa, với một con dao. Đốt phá,
quất gậy hay roi và rạch nát tranh dường như chỉ mang tính hào hùng khi
được thực hiện trên một diện rộng bởi những người đàn ông mang súng.

{XVIII}

The Life of Sophia Jex-Blake, by Margaret Todd, M.D., p. 72.

{XIX}

“Mới đây, người ta đã nói và viết nhiều về những thành tựu và thực

hiện của Sir Stanley Baldwin trong nhiệm kỳ thủ tướng của ông và quá
nhiều là điều không thể có. Tôi có được phép kêu gọi sự chú ý tới những gì
phu nhân Baldwin đã làm chăng? Khi tôi tham gia ủy ban của bệnh viện
này lần đầu hồi năm 1929, những thứ thuốc giảm đau cho những ca sinh sản
thông thường trong các khu sản phụ hầu như chưa được biết tới, hiện nay
chúng được sử dụng hàng ngày và có sẵn cho 100% các ca, và điều gì đúng
ở bệnh viện này cũng hầu như đúng đối với mọi bệnh viện tương tự. Thay
đổi đáng chú ý trong một thời gian rất ngắn này là nhờ ở cảm hứng và
những nỗ lực không mệt mỏi và sự cổ động của phu nhân Stanley Baldwin,
như hồi ấy bà đã thực hiện…” (Letter to The Times from C. S. Wentworth
Stanley, Chairman House Committee, the City of London Maternity

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.