BA ĐỒNG VÀNG - Trang 191

nêm, nghĩa là thân hình lõa thể, được cho phép. Nhưng, “chúng tôi không
bao giờ đạt được những thuận lợi của lớp học đêm…” Do đó các nữ sinh
viên cùng thành lập các câu lạc bộ và thuê phòng làm việc của một nhiếp
ảnh gia ở phố Baker. “Số tiền mà chúng tôi, với tư cách ủy ban, phải tìm ra,
đã giảm thiểu những bữa ăn của chúng tôi tới mức độ khẩu phần gần chết
đói.” (Life of an Artist của Margaret Collyer, t. 19-81, 82.) Nguyên tắc
tương tự được áp dụng ở Trường mỹ thuật Nottingham trong thế kỷ 20.
‘Phụ nữ không được vẽ từ người lõa thể. Nếu bọn đàn ông làm việc từ mẫu
sống, tôi phải đi sang phòng tranh cổ… nỗi căm ghét những nhân vật bằng
thạch cao đó ở lại với tôi cho tới hôm nay. Tôi chưa được lợi lộc gì từ sự
nghiên cứu của họ.” (Oil Paint and Grease Paint của Dame Laura Knight, t.
47.) Nhưng mỹ thuật không phải là nghề nghiệp duy nhất chỉ mở ra trên
danh nghĩa. Nghề y khoa mở ra, nhưng “hầu như tất cả các trường gắn liền
với các bệnh viện London đều cấm cửa nữ sinh viên, việc đào tạo họ ở
London chỉ chủ yếu thực hiện ở trường Y khoa London.” (Memorandum on
the Position of English Women in Relation to that of English Men, by
Philippa Strachey, 1935, p. 26.) “Một số nữ sinh viên y ở Đại học
Cambridge đã tự thành lập một nhóm để khai thông mối bất bình.”
(Evening News, 25/3/1937) Năm 1922, nữ sinh viên được phép vào học tại
Trường Cao đẳng Thú y Hoàng gia, Camden Town. “...từ đó nghề này đã
thu hút nhiều phụ nữ đến độ gần đây con số đã bị giới hạn ở mức 50.”
(Daily Telegraph, 1/10/1937)

(XL)

The Life of Mary Kingsley, của Stephen Gwyn, t. 18, 26. Trong một

phần của một lá thư Mary Kingsley viết: “Thi thoảng tôi cũng có ích, nhưng
chỉ thế thôi - mấy tháng trước rất có ích khi ghé thăm một người bạn cô ta
yêu cầu tôi lên phòng ngủ của cô ta và nhìn qua chiếc mũ của cô ta - một đề
nghị khiến tôi lảo đảo, tôi biết ý kiến của cô ta về tôi trong những vấn đề
như thế.” Ông Gwyn nói: “Lá thư không kể hết về cuộc phiêu lưu này của
một vị hôn phu trái phép, nhưng tôi chắc chắn cô ta đã giúp anh ta rời khỏi
mái nhà và tận hưởng trải nghiệm này một cách ồn ào.”

(XLI)

The Life of Mary Kingsley, của Stephen Gwyn, t. 18, 26. Trong một

phần của một lá thư Mary Kingsley viết: “Thi thoảng tôi cũng có ích, nhưng
chỉ thế thôi - mấy tháng trước rất có ích khi ghé thăm một người bạn cô ta
yêu cầu tôi lên phòng ngủ của cô ta và nhìn qua chiếc mũ của cô ta - một đề
nghị khiến tôi lảo đảo, tôi biết ý kiến của cô ta về tôi trong những vấn đề
như thế.” Ông Gwyn nói: “Lá thư không kể hết về cuộc phiêu lưu này của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.