tế vào một người đàn ông là một bước tiến đầy binh hạnh. Người đàn ông
và phụ nữ tốt lừa dối nhau điều gì về những điều này? Chúng ta không phải
là người tạo ra chúng.” - (A. H. Orage của Philip Mairet, vii) - một phát
biểu thú vị, G. K. Chesterton gán cho A. H. Orage.
(XXXVI)
Theo cô Haldane, em gái của R. B. Haldane, cho tới đầu thập niên
80, không quý bà nào có thể làm việc. “Dĩ nhiên tôi thích đi học để có một
nghề nghiệp, nhưng đó là một ý tưởng bất khả trừ phi người ta ở một vị trí
đáng buồn là không có việc làm để tự kiếm bánh mì cho mình,” và đó hẳn
phải là một tình trạng kinh khủng. Thậm chí một người anh em trai đã viết
về một sự kiện buồn sau khi anh ta nhìn thấy hành động của bà Langtry:
“Bà ấy là một phu nhân và đã hành động như một phu nhân, nhưng thật
đáng buồn vì bà phải làm như thế!” (From One Century to Another của
Elizabeth Haldane, t. 73-4.) Hồi đầu thế kỷ này, Harriet Martineau rất vui
mừng khi gia đình cô ta phá sản, vì nhờ đó cô ta mất đi “dòng dõi trâm anh”
của mình và được phép làm việc.
(XXXVII)
Life of Sophia Jex-Blake của Margaret Todd, t. 69, 70.
(XXXVIII)
Để biết lý giải về ông Leigh Smith, xem The Life of Emily
Davies của Barbara Stephen. Barbara Leigh Smith trở thành Madame
Bodichon.
(XXXIX)
Sự mở ra đó chỉ có trên danh nghĩa ra sao được chỉ ra bởi lý giải
sau về những điều kiện thực tế mà dưới đó phụ nữ làm việc trong các
trường học R.A vào khoảng năm 1900. “Vì sao giống cái của loài không
bao giờ nên được trao tặng cùng những thuận lợi như giống đực là điều khó
mà hiểu được. Ở những trường học R.A., phụ nữ chúng tôi phải cạnh tranh
với đàn ông để chiếm mọi giải thưởng và huy chương được trao tặng hàng
năm, và chúng tôi chỉ được phép nhận phân nửa số giờ dạy và chỉ có phân
nửa cơ hội nghiên cứu so với họ… Không người mẫu khỏa thân nào được
phép ở phòng vẽ của phụ nữ ở các trường học R.A…. Các nam sinh viên
không chỉ làm việc từ những người mẫu khỏa thân, cả nam lẫn nữ, trong
ngày học, mà học còn được cho một lớp tối, nhờ đó họ có thể thực hiện
những công trình nghiên cứu từ nhân vật.” Đối với các nữ sinh viên, điều
này có vẻ “thật sự không công bằng”. Cô Collyer có đủ can đảm và địa vị
xã hội cần thiết để đương đầu với trước tiên là ông Franklin Dicksee, người
lập luận rằng vì nhiều cô con gái lấy chồng, tiền chi cho việc học của họ là
tiền lãng phí; kế tiếp là ngài Leighton; và cuối cùng cái rìa mỏng của cái