thuyết gia với lý thuyết rằng do quy luật tự nhiên, phụ nữ ít có tính chất tâm
linh hơn đàn ông, rằng không cần nói gì thêm để chứng minh rằng cô tađã
thực hiện, dù sẵn lòng hay không sẵn lòng, phần chia của mình trong bản
hợp đồng. Nhưng có rất ít chú ý hướng tới tác động trí tuệ và tâm linh của
sự phân chia các bổn phận này đối với những kẻ có thể thông qua nó ““từ
bỏ và gạt sang bên mọi quan tâm thế tục và nghiên cứu.” Thế nhưng không
thể ngờ gì rằng nhờ sự chia tách này chúng ta có một lượng rất lớn những
thiết bị và phương pháp của chiến tranh, những phức tạp ghê gớm của thần
học; lượng trầm tích mênh mông của những chú thích ở dưới những văn
bản tiếng Hy Lạp, Latin và thậm chí tiếng Anh; vô số những hình chạm
khắc, những ron ren và các thứ trang trí không cần thiết của đồ nội thất và
bát đĩa phổ biến của chúng ta ; những khác biệt vô số giữa Debrett và
Burke; và tất cả những vòng vèo lắt léo vô nghĩa nhưng cực kỳ khéo léo mà
trí tuệ tự cột nó vào đó khi dứt bỏ được “những quan tâm tới việc nhà và gia
đình”. Sự nhấn mạnh của cả những giáo sĩ lẫn những tên độc tài lên sự cần
thiết đối với hai thế giới đã đủ để chứng minh rằng nó có tính chất thiết yếu
đối với sự thống trị.
(XXXII)
Chứng cứ của bản chất phức tạp của niềm thỏa mãn từ sự thống trị
được cung cấp bởi trích dẫn sau: “Chồng tôi khăng khăng rằng tôi phải gọi
ông ta là ‘Ngài’”, một phụ nữ nói ở Sở Cảnh sát Bristol vào hôm qua, khi
bà ta xin một lệnh cấp dưỡng. “Để giữ hòa bình, tôi phải thực hiện yêu cầu
của ông ta,” bà ta nói thêm. “Tôi còn phải lau ủng của ông ta, đi lấy dao cạo
cho ông ta khi ông ta cạo râu, và phải trả lời ngay lập tức khi ông ta đặt ra
cho tôi những câu hỏi.” Trong cùng trang báo của cùng tờ báo, nó thuật lại
rằng Sir E. F. Fletcher đã “hối thúc Hạ viện đứng lên chống lại những gã
độc tài.” (Daily Herald, 1/8/1926) Dường như điều này chỉ ra rằng lương
tâm chung bao gồm người chồng, người vợ và Hạ viện đang cảm thấy vào
cùng một thời điểm một nỗi khát khao được thống trị, một nhu cầu cần thực
hiện để giữ hòa bình, và sự cần thiết của việc chế ngự niềm khao khát thống
trị - một xung đột tâm lý giúp lý giải nhiều thứ có vẻ như mâu thuẫn và hỗn
loạn trong quan điểm đương thời. Tất nhiên lạc thú của sự thống trị còn trở
nên phức tạp hơn bởi thực tế rằng nó vẫn, ở tầng lớp trí thức, liên kết chặt
chẽ với những lạc thú về tài sản, uy tín xã hội và nghề nghiệp. Sự khác biệt
giữa nó và những lạc thú tương đối đơn giản - như lạc thú đi tản bộ ở miền
quê - được chứng minh bởi nỗi sợ bị chế giễu mà các tâm lý gia lỗi lạc, như
Sophocles, đã phát hiện ở kẻ thống trị; vốn cũng là kẻ đặc biệt nhạy cảm đối
với sự chế nhạo hay thách thức của kẻ ngang quyền lực ở giới nữ. Do đó,
một nguyên tố chủ chốt của lạc thú này dường như không phát sinh từ bản