người tôi biết đã hiện ra lồ lộ trước mặt tôi trên tường. Tôi nhận ra một
trang chứa đầy tên các bà mụ, một trang khác là tên các gia đình có con do
mẹ tôi đỡ đẻ. Có một trang đầy tên bác sĩ, và một trang cạnh đó chỉ có một
cái tên: bác sĩ dự bị của mẹ tôi, Brian “B.P.” Hewitt. Có một trang tiêu đề
“Nhà nghiên cứu bệnh học,” và một trang khác với từ nghe lạ lùng và có
điềm xấu “thần kinh mê tẩu”. Và dù thoạt đầu tôi nghĩ đó có thể là từ viết
tắt hoặc rút ngắn của từ âm đạo
nhưng một số từ bên dưới nó - tim nhịp
chậm, ngất, hô hấp nhân tạo, mổ đẻ - khiến tôi kết luận rằng nó không phải.
“Connie, nhớ giữ kín những điều này, nhé?” Stephen đột ngột nói, khi ông
nhận ra tôi đang dán mắt đọc chúng.
“Ồ, chắc chắn rồi.”
Rồi nhanh chóng và thản nhiên như thể Tom và tôi đã bước vào nhầm
phòng, ông lùa chúng tôi ra, nói với chúng tôi, “Nhà bếp ở dưới. Thật tuyệt
khi làm việc ở nơi có nhà bếp. Hiểu ý tôi không?”
Sau khi mẹ tôi mổ lấy thai xong, bà tỉ mẩn khâu lại vết thương cho
Charlotte Bedford. Điều này luôn gây ấn tượng với tôi. Nhưng trong nhật kí
của mẹ, đặc biệt là trong những bài viết dài bà đã viết nhiều tuần sau khi
Charlotte chết, khi bà cố tìm hiểu điều gì đã xảy ra, chỉ có một câu về
khoảnh khắc ấy trong toàn bộ bi kịch:
“Cơ thể cô ấy quá to không thể quấn trong một chiếc chăn, vì thế tôi đã
khâu nó lại ở mức tốt nhất có thể.”
Được viết cách xa, độc lập với những phần còn lại của quyển nhật kí, câu
văn đó dường như có vẻ kì quặc: không phi lý cũng không điên rồ, nhưng
khá kì lạ. Như thể mẹ tôi đã làm rõ một sự liên hệ nào đấy mà chỉ có bà mới
hiểu. Như thể một mối liên kết hoặc một mệnh đề giữa chiếc chăn và đường
khâu đã bị mất.
Mối liên hệ xuất hiện ở một bài viết trong quyển nhật kí được viết gần ba
năm trước, một bài viết về những bố mẹ khác và một ca sinh khác: