Quốc. Sau này tôi mới biết ông Trường có tham gia ký thỉnh nguyện
thư.
Nằm trong quân y viện tôi chỉ nghĩ đến Bre . Mới chỉ hai năm mà
như đã xa xôi lắm. Ngay lúc này đây, khi viết lá thư này, kỷ niệm
vẫn gợi nên nỗi bồi hồi trong lòng tôi. Bre dẫn tôi đi xem phim, rồi
lần đầu tiên tôi biết cảm xúc của việc trai gái đặt lên môi nụ hôn.
Khoảnh khắc ấy với tôi là vĩnh cửu. Tôi vẫn nhớ gương mặt cô trong
cái đêm trước khi tôi chuyển đi Toulouse. Gối đầu lên đùi tôi, gương
mặt cô nhẹ nhõm hiện lên trong ánh diêm cô châm thuốc lá. Thổi
nhẹ cho diêm tắt, bóng tối mát lạnh khẽ trùm lên hai cơ thể ấm áp
đang rã rời một cách dịu dàng vì yêu đương, cô nói, “Hai chúng ta
đang có những mùa lưu lạc xa quê hương, nhưng vì thế mà hai
chúng ta ai cũng có một chốn để quay về.”
Tôi đã quay về, với Bre trong tim. Tôi cứ sống đơn độc ở Hà Nội
với bức ảnh chụp cùng Bre và bản sao bức tượng của Rodin.
Về Hà Nội một thời gian tôi nghe tin ông Trường bỏ Pháp về Sài
Gòn, mở báo La Cloche Fêlée
12
cùng với ông Ninh. Ở Hà Nội mua
báo ấy khó lắm. Tôi nhớ quãng tháng Hai năm 1928 thì báo bị đình
bản, ông Ninh đi Côn Lôn còn ông Trường bị đưa về Pháp rồi bỏ
vào nhà lao bên đấy. Trước đó mấy tháng tôi gặp ông Học ở cầu
thang.
Thế rồi buổi chiều hôm ấy, rượu vang và những gì anh Học nói đã
hun đúc thêm trong lòng tôi những lời dạy của ông Trường. Rồi
những giản đồ làm mìn và trái phá cứ hiện dần lên trong óc tôi. Có
cái gì đó thôi thúc tôi vẽ chúng ra giấy: sơ đồ chế tạo mìn và bản đồ
các trạm hiến binh ở Hà Nội.
Người ta đã tìm thấy những bản vẽ ấy ở chỗ anh Ký. Cách đây mấy
hôm tôi đã thấy nó trên bàn ông chánh Sở Mật thám Bắc Kỳ. Họ sẽ
sớm tìm ra người vẽ những bản đồ này.