C
chia nhỏ được thời gian đến giây. Thế mà ngày nay các nhà bác học đã đo
được tới một phần tỉ của giây! Trước kia, khen một cô gái kéo sợi giỏi thì
người ta thường nói cô ấy kéo sợi nhỏ như tơ nhện. Người ta không thể hình
dung được cái gì mảnh hơn tơ nhện. Mà người ta cũng chẳng đo được sợi tơ
nhện dày mỏng bao nhiêu. Thế nhưng bây giờ người ta đo được cả kích thước
phân tử và nguyên tử thì sợi tơ nhện khác nào như cây sồi đứng cạnh ngọn
rêu vậy! Thế đấy! Giả sử chúng ta tìm được một tay thợ khéo có thể chia bao
diêm thành những ngăn rất rất nhỏ. Mà cũng chẳng phải tìm đâu xa: trí tưởng
tượng của chúng ta há chẳng phải là một người thợ giỏi nhất trên đời này hay
sao? Vậy người thợ khéo ấy đang làm việc, các ngăn cứ nhỏ dần, nhỏ dần
mãi, bây giờ soi kính hiển vi cũng không thấy được nữa! Nhưng người thợ
vẫn cứ chia, chia mãi. Các ngăn cứ nhỏ dần, còn các số đặt trong đó thì cứ
lớn dần lớn dần mãi. Ngăn càng nhỏ thì số đặt trong độ càng lớn. Liệu có lúc
nào tận cùng không? Không, không thể có tận cùng! Bởi vì chia như thế thì
có thể cứ chia mãi không cùng, và các số lớn cũng nhiều vô tận. Kết quả là có
thể thu thập vào trong bao diêm này tất cả những đại lượng nhỏ vô cùng và
tất cả những đại lượng lớn vô cùng. Tức là tất cả những chú tí hon và những
người khổng lồ.
- Vì thế cho nên nước này mới gọi là nước Tí Hon! - Ô-lếch vui mừng
nói.
- Đúng là Ô-lếch tiên tri! - Ta-nhi-a lên tiếng.
BỌN SỐ KHÔNG LẠI PHÁ QUẤY
âu chuyện của tôi đã gây ấn tượng mạnh mẽ. Bọn trẻ không tài nào
ngồi yên được, chúng cứ thảo luận với nhau mãi không dứt về trò “ảo
thuật” kỳ lạ ấy.
May sao, cô bé Số Bốn cài nơ ở đâu hổn hển chạy đến làm cho cuộc tranh
cãi huyên thuyên của họ bị cắt đứt. Cô bé nói rằng cô ta không thể cùng đi
với chúng tôi được vì bọn số không lại phá quấy và không thể mặc kệ chúng
như thế được. Vả lại hôm nay Số Bốn phải trực ban trên Quảng trường số.