- Páp-nu-chi Lơ-vô-vít mười sáu tuổi đã là sinh viên đại học, hai mươi
lăm tuổi đã bảo vệ luận án tiến sĩ.
Trê-bư-sép thoáng nhăn mặt, ông đã nghe thấy hết, liền nói lảng sang
chuyện khác:
- Cái áo của cháu may đẹp quá! - Ông nói với Ta-nhi-a. - Chắc ta chẳng
may được đẹp như thế đâu.
- Sao ạ? - Ta-nhi-a sửng sốt. - Chẳng lẽ ông lại là thợ may ư?
Trê-bư-sép cười rộ:
- Đúng thế! Ta chuyên cắt quần áo. Nghề chính của ta đấy.
- Đừng hiểu lầm điều đó theo nghĩa đen! - Một người vừa đến sau Trê-bư-
sép nói với chúng tôi. - Xin được tự giới thiệu: ta là A-lếch-xan Mi-khai-lô-
vit Li-a-pu-nốp. Ta biết rất rõ Páp-nu-chi Lơ-vô-vít, vì ta là học trò của cụ. Ta
không học cụ nghề vá may, mà học toán.
- Ai dám bảo một nhà toán học không thể đồng thời là một người thợ
may? - Trê-bư-sép nổi giận thốt lên.
- Để ta nói đầu đuôi cho các cháu nghe. - Li-a-pu-nốp ngắt lời ông cụ. -
Giáo sư Trê-bư-sép đã dùng toán tìm ra cách cắt quần áo sao cho vừa người
nhất và đẹp nhất. Đúng thế, dùng toán để cắt quần áo! Thế mới tuyệt chứ!
- Thế anh bảo ta không phải là thợ may à? - Trê-bư-sép phản đối.
- Dĩ nhiên thầy là thợ may nếu như không kể thầy đã viết hàng chục pho
sách về nhiều ngành toán học!
- Các cháu đã có thì giờ đến thăm đại lộ số nguyên tố ở nước Tí Hon
chưa? - Li-a-pu-nốp hỏi chúng tôi. - Rồi ư? Thế thì tốt lắm! Người thầy giáo
thân yêu của ta đây là vị khách được tôn kính nhất ở đại lộ này đấy. Páp-nu-
chi Lơ-vô-vít đã có công rất lớn làm cho việc tìm kiếm các nguyên tố được
dễ dàng hơn. Cụ đã đạt được nhiều kết quả trong lĩnh vực này.