- Ấy thế mà vào thời bác, học vẫn dễ hơn đấy, - Ta-nhi-a nói xen vào, - vì
bác chỉ học có mỗi một môn số học thôi!
- Ai bảo cháu thế? - Lô-mô-nô-xốp bực tức nói. - Vào thời ta các nhà bác
học trẻ tuổi quan tâm đến nhiều môn khoa học lắm: nào là hóa học, nào là vật
lý học, nào là thiên văn học... Thôi, để ông bạn quý của ta xác nhận điều này.
Xin giới thiệu với các cháu, viện sĩ hàn lâm Pê-téc-bua Lê-ô-na Ơ-le. - Lô-
mô-nô-xốp dắt tay ông già đến chỗ chúng tôi.
Ơ-le mỉm cười, lơ đãng nhìn qua phía chúng tôi bằng cặp mắt bất động.
Bấy giờ chúng tôi mói biết ông bị mù.
- Đúng, viện sĩ Lô-mô-nô-xốp nói rất đúng. - Ơ-le nói. - Xưa kia chúng ta
học nhiều thứ lắm. Như ta chẳng hạn, hồi còn ở quê nhà tại Thụy Sỹ, ta đã
từng nghiên cứu y học, rồi vật lý học... Mãi đến khi sang Nga ta mới chuyển
hẳn về toán học. Tuy vậy ta vẫn ham thích thiên văn học, rồi tính cả số quân
lính nữa. Trên đời có nhiều điều lý thú và bí ẩn mà cái gì ta cũng muốn tìm
hiểu, cũng muốn khám phá! Mi-khai-lô Va-xi-lê-vít còn làm thơ nữa đấy.
- “Vực thẳm đầy sao, con người dù khám phá,
Các ngôi sao nhiều vô số hằng hà
Và vực thẳm cũng sâu không có đáy!”
Ô-lếch đọc thuộc lòng ngay mấy câu thơ của Lô-mô-nô-xốp.
- Ta rất vui khi thấy cháu còn nhớ mấy câu thơ ấy! - Lô-mô-nô-xốp nói. -
Ai dám bảo khoa học và nghệ thuật là hai chuyện khác hẳn nhau? Theo ý ta,
muốn trở thành một nhà toán học giỏi thì phải có tâm hồn thi sĩ. Bà thấy thế
nào. Xô-phi-a Va-xi-lép-na
? - ông quay sang hỏi một thiếu phụ còn trẻ và
rất duyên dáng.
- Mi-khai-lô Va-xi-lê-vít, bao giờ bác nói chẳng đúng.
- Xô-phi-a Va-xi-lép-na ạ, bà hãy kể cho các cháu nghe do đâu mà bà đã
ham mê toán học.