Tháng ba năm ấy, làng vào hội lệ.
Xưa nay, làng này chẳng có hội bao giờ. Chẳng phải vì sự tích ông thần
hoàng, vì có cái hèm kiêng kỵ, mà bởi vì làng nghèo không đủ người có
tiền giắt lưng đóng góp được xuất việc làng. Đến ngày kỵ thánh hàng năm
cũng chỉ có mâm xôi, con gà, thẻ hương của hội tư văn biện lễ. Rồi thì gặp
năm phong hoa đăng hoà cốc, được vẻ no ấm mới gọi phường xứ Đông
sang hai ba đem chèo hát. Thế thôi, mọi thứ chỉ thèm mà không có rồi đi
xem hội, đi xem rước làng khác. Con trai con gái nô nức đi nhòm cái vui
của người ta. Có lẽ bởi thế mà con gái làng, như cái Duyên, nhiều đứa lấy
chồng thiên hạ.
Trong nhà vắng người, những con mối đuổi nhau vờn nhau trên vách kêu
roèn roẹt, rồi lại im như tờ. Dưới nhà ngang - ngày mùa vào vụ chiêm
tháng mười, thợ cày thợ cấy, thợ gặt đến ở, kẻ ăn người làm tấp nập ngày
đem như phiên chợ. Cả khi vãn vụ vẫn còn lại masy người ở mướn quanh
năm trông nom vườn ruộng.
Đã gần nửa đêm. Bên kia những khoanh tre, tiếng trống, tiếng gõ beng
beng sắp tan trò cứ sôi lên rồi lại phẳng lặng. Ngay từ sau cơm chiều với
mấy chén rượu, lão phó Thìn đã ngủ được một giấc, bây giờ trở dậy. Lão ra
sân, bước thong thả. không ra đi dạo, không đi canh nhà. Mà thói quen như
đi tuần, như đốc phu, lúc nào cũng từ lúc ấy đến sang canh, tay cầm cái gậy
tre, lão rà rà trên sân gạch xuống sân đất ra ngõ cổng tán rồi ngoài bờ luỹ.
Cho đến lúc nghe tiếng can vạc đi ăn đêm về bay qua ngọn cây dừa, lão
mới vào nhà, lại ngủ cho đến sáng bạch.
Những đêm chèo hát thế này, lão phó Thìn còn thức đợi bọn người làm đi
xem về, soát lại chúng nó có đóng cửa cẩn thận không, thường khi cứ phải