các cuộc chiến tranh và các cuộc vây thành, ông chiến đấu bảy lần, và từ
khi nhà Vua trưởng thành đến nay, có lẽ tới trăm lần. Vì vậy, mặc dầu
những pháp lệnh, những chỉ dụ, những sắc lệnh(6) thế mà thấy không, ông
vẫn cứ là đại úy ngự lâm quân, có nghĩa là chỉ huy binh đội Céda mà nhà
Vua chủ yếu dựa vào đó, còn Giáo chủ thì kiêng nể, vị Giáo chủ như mọi
người đều biết, có kiêng nể điều gì đâu.
Hơn nữa, ông Treville kiếm mười nghìn đồng tiền vàng mỗi năm, vậy là cỡ
một đại lãnh chúa mạnh rồi. Ông ta cũng khởi đầu như con. Hãy đến gặp
ông cùng với bức thư này, và hãy noi gương ông để làm sao được như
ông".
Tới đây, ông D Artagnan bố đeo thanh kiếm của mình, cho con trai, trìu
mến ôm hôn chàng lên hai bên má và cầu phúc cho chàng.
Rời khỏi phòng cha, chàng trai thấy mẹ mình đang đợi mình với phương
thuốc trứ danh, theo lời dặn dò của ông bố sẽ luôn luôn cần đến cho chàng.
Cuộc giã biệt ở đây lâu la hơn và trìu mến hơn "cuộc giã biệt" vừa rồi,
chẳng phải vì ông D Artagnan bố không yêu con trai, kẻ nối dõi độc nhất
của mình, nhưng ông ta là một người đàn ông và sẽ bị xem là không xứng
đáng khi phó mặc mình cho cảm xúc, còn như bà D Artagnan, bà là đàn bà,
hơn nữa là mẹ. Bà khóc sướt mướt, và phải khen chàng D Artagnan con, đã
cố gắng để tỏ ra cứng rắn như một ngự lâm quân tương lai cần phải thế,
nhưng bản năng cuốn chàng theo khiến nước mắt chàng lã chã tuôn rơi, khó
khăn lắm mởi giấu đi được một nửa.
Cùng ngày hôm ấy, chàng trai trẻ lên đường mang theo ba tặng vật của cha
như đã nói, gồm mười lăm đồng vàng, con ngựa và bức thư cho ông
Treville, hơn nữa có cả những lời khuyên nữa.
Với một hành trang như vậy, D Artagnan thấy mình về tinh thần cũng như
thể xác, như một bản sao chính xác nhân vật của Xécvăngtéc mà ta đã đem
ra so sánh một cách rất chi thích đáng, khi mà nhiệm vụ của một sử gia
buộc chúng tôi cần thiết phải phác họa chân dung chàng. Đông Kihôtê coi
những cối xay gió như những gã khổng lồ và lũ cừu là nhứng đoàn quân,
còn D artagnan lại coi mỗi nụ cười là một sự lăng mạ và mỗi cái nhìn là
một sự khiêu khích. Vì vậy, dọc đường từ Tarbes (7) đến Măng, chàng luôn