nhu cầu khẩn yếu của các bạn trẻ của mình là được trở về Paris, nên không
cần nói cũng biết ông chỉ định họ tham gia đoàn hộ tống.
Bốn chàng biết tin sau ông De Treville mười lăm phút, bởi họ là những
người đầu tiên được ông thông báo, lúc này D Artagnan mới thấy quý sự
biệt đãi mà Giáo chủ đã ban cho chàng được chuyển sang ngự lâm quân,
không có chuyện đó chàng đã buộc phải ở lại trận tuyến trong khi các bạn
ra đi.
Không nói cũng rõ việc nóng ruột trở về Paris có nguyên nhân là mối nguy
hiểm mà bà Bonacieux sẽ gặp phải khi chạm trán với Milady, kẻ tử thù của
bà ở tu viện Bêtuyn. Vì vậy Aramis đã viết ngay thư cho Marie Mítsông, cô
thợ may ở Tours vốn có những mối quen biết rất thần thế, để xin hoàng hậu
cho phép bà Bonacieux được ra khỏi tu viện, rút lui về sống ở Lôren hoặc ở
Bỉ. Chẳng phải đợi lâu tám chín ngày sau Aramis đã nhận được thư trả lời.
"Anh họ thân yêu của em.
Đây là giấy phép của chị em cho rút cô bé nữ tì của chúng ta ra khỏi tu viện
Bêtuyn, mà anh thấy không khí ở đấy không hợp với cô bé. Chị em gừi cho
anh giấy phép này mà trong lòng rất vui bởi chị ấy yêu cô bé lắm, và vẫn
dành cho cô bé sự giúp đỡ sau này".
Kèm theo thư là một giấy phép như sau:
"Bà nhất tu viện Bêtuyn sẽ trao tận tay người trao cho bà giấy này, nữ tu sĩ
mới tới và đã vào tu viện của bà dưới sự ủy nhiệm và bảo trợ của ta.
Điện Louvre ngày 10 tháng 8 năm 1628
Anne"
Người ta thừa hiểu mối quan hệ họ hàng giữa Aramis và cô thợ may gọi
Hoàng hậu bằng chị đã làm mấy người bạn trẻ hứng thú đến thế nào.
Nhưng Aramis, sau hai ba lần đỏ mặt đến tận lòng trắng con mắt trước
những câu đùa tục tĩu của Porthos, đã yêu cầu các bạn mình đừng trở lại
chủ đề ấy nữa và tuyên bố nếu còn nói với chàng dù chỉ một lời về chuyện
này, chàng sẽ không sử dụng cô em họ mình làm trung gian cho những việc
loại này nữa.
Vậy là không còn vấn đề Marie Mítsông giữa bốn chàng ngự lâm nữa, vả
lại họ đã có được điều họ mong muốn, đó là lệnh rút bà Bonacieux ra khỏi