hoặc Crêpyăng Valoa. Một hôm ở lâu đài Vilê Hêlông, chàng làm quen với
chàng trai trẻ mười bảy tuổi hơn mình mấy tháng tên là Ađonphô de
Lêvăng tự xưng là thi sĩ.
Một thi sĩ ư? Alexandre cũng reo thầm trong bụng: "Ta cũng vậy, ta cũng là
thi sĩ". Khi chàng biết Ađonphô thường lui tới các nhà hát ở Paris và quen
biết Talma, diễn viên bi kịch nổi tiếng, nhiệt tình của chàng với thi ca và
sân khấu trở thành vô bờ bến. Tất cả đều cùng tồn tại: Paris, sân khấu,
Talma và chàng, một thi sĩ và hiện thời quyết định đi theo Ađonphô đến
Paris và sẽ tự giới thiệu với Talma. Nhưng còn tiền? Mặc kệ, chàng vừa đi
vừa săn. Một con muông bị giết ở dọc đường đủ để trả tiền ăn đường.
Talma tiếp chàng và hỏi chuyện:
- Anh làm gì ở tỉnh nhỏ?
- Tôi không dám nói đâu - Alexandre thở dài - Tôi là thư ký công chứng
quèn.
- Vở vẩn - Talma nói - Không vì thế mà thất vọng. Coócnây(2) cũng vốn là
thư ký biện lý.
Và quay lại các bạn, Talma nói thêm:
- Thưa các vị, tôi xin giới thiệu với các vị một Coócnây tương lai.
Sau đó, nhờ tướng Foay, một đại biểu Quốc hội thuộc phái tự do chàng
được vào làm thư ký phụ động ngạch rất thấp cho một văn phòng của Đại
Quận công Oóclêlăng (sau này là vua Louis Philippe). Không sao, miễn
điều đó có nghĩa là được ở Paris. Từ đó hàng ngày, từ 10 giờ sáng đến 5 giờ
chiều chàng biên chép. Những báo cáo. Rồi lại vẫn nhùng báo cáo, sau đó
chàng trở về căn nhà nhỏ của mình ở khu phố người Italia, đối diện với nhà
hát Hài kịch. Không lấy gì làm vui lắm. May sao cùng tầng gác lại có một
cô gái xinh đẹp tóc vàng hung, không giữ gìn lắm. Người ta lân la làm quen
hàng xóm láng giềng. Dumas vốn có óc hài hước làm cho cô Catơrin Lơbay
cười thích thú. Thế rồi ngày 27 tháng 7 năm 1824, một kẻ quyến rũ đàn bà
thứ ba ra đời làm ầm ĩ khu phố người Italia. Người ta gọi nó là Alexandre.
Người ta có nhẽ đã bắt quả tang khát vọng làm cha của chàng nếu cho
chàng biết cái thằng bé Alexandre đó một ngày kia cũng nổi tiếng như
chàng với tác phẩm Trà hoa nữ.