Dumas có người bạn làm việc cùng phòng tên là Látxanhơ luôn miệng
nhắc:
- Nước Pháp đang mong chờ một cuốn tiểu thuyết lịch sử.
Và nhờ có Látxanhơ, Dumas bắt đầu đọc, đúng hơn là ngốn ngấu rất nhiều
tác giả. Đọc thì đọc rồi. Nhưng còn viết? Cộng tác với Ađonphơ và Rútxô,
một ông già say. Alexandre viết một vở hài kịch dân phổ thông. Cuộc đi
săn và tình yêu. Vở kịch được diễn, chỉ còn hai câu là đáng nhớ:
Bởi muốn hạ bệ một chú thỏ rừng.
Ta phải là thỏ nhà ưu tú.
Tuy vậy, nó cũng đem lại cho Dumas ba trăm Frăng. Và chàng mang ngay
đến một nhà in để bằng tiền túi của mình xuất bản một tập truyện. Tập
truyện chỉ bán được đúng bốn bản in. Lúc đó là vào buổi bình minh của chủ
nghĩa lãng mạn. Dumas thề: "Chiến thắng hoặc rã họng ra". Rõ ràng chàng
vừa đọc một mẩu chuyện khá bi thảm về hoàng hậu Crítxtin của Thụy Điển
trong tạp chí Tiểu sử phổ thông. Một chuyện khá rắc rối éo le giữa một
hoàng hậu và một cận thần, sự phản bội, sự trả thù và sự hèn hạ. Thế là
trong đầu Dumas sôi lên một vở kịch. Một kịch thơ? Ồ không, không có
chuyện kịch thơ cổ điển được Dumas muốn những vần thơ "run rẩy, đánh
mạnh vào lòng người, khủng khiếp" cơ. Một cái gì đó thoát ra khỏi sự tù
túng của luật tam duy nhất vẫn còn được tôn thờ. Ô mặc xác mấy cái luật
khô cứng đó.
Vở bi kịch Hoàng hậu Crítxtin đã được ra đời như thế trong một căn phòng
nhỏ thuê một trăm Francs một năm, với ngòi bút của viên thư ký quèn của
công tước Oóclêăng. Dumas không quen ai ngoài Sácnôđiê. Nhờ Sác giới
thiệu, một buổi sáng chàng được Nam tước Taylo, cố vấn của nhà Vua phụ
trách hí trường nước Pháp tiếp Taylo nằm nghe Dumas đọc Hoàng hậu
Crítxtin. Tác giả vừa đọc xong Taylo đã nhảy choàng xuống đất bảo chàng:
- Anh đến ngay nhà hát Pháp đi.
- Lạy Chúa, để làm gì ạ?
- Để đọc qua một lượt, càng nhanh càng tốt.
- Có đúng là tôi sẽ đọc cho hội đồng nghe không?
- Không được chậm hơn thứ bảy tới.