thể chúng ta, nhưng tự chúng nó thì đáng buồn nôn. Thí dụ, nếu chúng ta
sống năm mươi năm, và nghĩ về tất cả những thức ăn mà chúng ta đã từng
tiêu thụ trong năm mươi năm dài ấy trên một phương diện và rồi thì tất cả
những phân giải và nước tiểu mà thân thể chúng ta chuyển biến chúng trên
một phương diện khác. Làm thế nào thân thể này sạch sẽ nếu chúng đã làm
những việc như thế?
Thế cho nên, chúng ta phải từ bỏ sự dính mắc với một thân thể như vậy. Nó
đến từ nghiệp báo và những cảm xúc cùng những nhận thức phiền não là
những thứ chỉ đem đến khổ đau. Nếu chúng ta tát cạn hay tiêu trừ nghiệp
báo và những cảm xúc phiền não, chúng ta sẽ không bao giờ mang lấy
những tập hợp (uẩn) nhiễm ô hay khổ não một lần nữa. Những cảm xúc và
quan niệm phiền não đến từ những tư tưởng thành kiến và nhận thức sai
lầm, chúng khởi lên từ sự bất giác hay vô minh của những thứ có liên quan
tới như sự hiện hữu vốn có. Nếu chúng ta nhận ra rằng mọi thứ thiếu vắng
một sự hiện hữu như vậy, những cảm xúc và quan niệm phiền não sẽ tan
biến. Chúng ta hòa tan vào trong khái niệm của tính không. Do vậy, đây là
điều mà chúng ta cần.
(5) Khi bằng sự quen thuộc với chính các con trong cách này, các con
không bao giờ phát sinh, ngay cả trong một khoảnh khắc, một tâm
niệm khao khát vì sự chói lọi cuốn hút trở lại luân hồi,
Và các con phát triển một thái độ mà ngày hay đêm luôn luôn quan
tâm một cách nhạy bén trong giải thoát,
Vào lúc ấy, các con đã phát sinh sự viễn ly.
Dịch kệ:
[5] Quán niệm như thế cho đến khi
Tâm tuyệt không còn đuổi theo chuyện phồn vinh thế tục,
Ngày cũng như đêm luôn hướng về giải thoát,
Đó là lúc thành tựu tâm buông xả luân hồi.
Do vậy, chúng ta cần phát triển sự viễn ly. Tiếp theo chúng ta cần một
khuynh hướng của tâm giác ngộ (bodhicita).