Tổ sư Tông Khách Ba
Ba phương diện chính yếu của con đường Giác Ngộ
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
10- KẾT LUẬN LƯU Ý TRÊN CHỦ TRƯƠNG KHÔNG TÔNG
PHÁI
Điều này kết luận lược giải ‘Ba Phương Chính Của Con Đường’. Đây là
một luận bản rất quan trọng và đã bao gồm trong ấy, căn bản thiết yếu của
toàn bộ con đường kinh điển hiển giáo và là tâm điểm của những con
đường mật điển tantra. Giáo lý về tính không là một phần khó, có phải
không? Ngoại trừ chúng ta rất quen thuộc với những thuật ngữ chuyên
môn, sau đó khi nói với quan điểm đúng đắn, hai chân lý, tính không, v.v…
bằng không có thể là bối rối. Có những phương pháp đặc trưng để định
nghĩa và xác nhận những thuật ngữ này trong bốn trường phái Phật Giáo
Ấn Độ về triết lý giáo nghĩa của kinh điển, và những cung cách khác nhau
trong bốn tông phái Mật thừa tantra. Cũng thế có một cách định nghĩa khác
về chúng trong bốn truyền thống Phật Giáo Tây Tạng trong những luận giải
và hệ thống đặc thù của chúng.
Chúng ta cần cố gắng để thông hiểu tất cả chúng vì thế chúng ta biết sự liên
hệ ngụ ý của những thuật ngữ, tùy theo từng luận bản của chúng, và chúng
ta không bị bối rối. Chỉ biết một hệ thống và rồi thì phê phán những gì khác
đơn giản bởi vì chúng khác nhau và chúng ta không hiểu chúng trong thuật
ngữ chính chúng là rất thiếu xây dựng. Như Long Thọ đã từng nói trong
Tràng Hoa Quý Báu và Tịch Thiên trong Dấn Thân Trong Thái Độ Bồ Tát,
trong những thí dụ như thế, tốt nhất là duy trì sự dửng dưng cùng im lặng,
và không nói điều gì cả.
Ngay cả trong giáo lý của một truyền thống, tông Hiền Nhân (Gelug) chẳng
hạn, có những sự quyết đoán thông hiểu tính không dựa trên kinh điển hiển
giáo và theo mật điển tantra. Không có sự khác biệt một cách vi tế trong sự
lưu tâm về đối tượng, tính không, cả trong kinh điển hiển giáo hay mật điển