nhau một lớp kính mỏng trong suốt”.
Tôi nói ý đó với anh. Mắt anh chợt ướt đẫm, một tay nắm chặt
tay kia. “Nhưng giờ đây anh đã tìm được em. Anh quyết định tin em,
sống cùng em”, anh nói, “Đừng tò mò về anh, cũng đừng bao giờ
lập tức rời bỏ anh”.
Tôi dọn tới sống cùng Thiên Thiên ở trong một chung cư lớn ba
phòng ngủ tại khu ngoại ô phía Tây thành phố. Anh sắp xếp đồ
đạc rất đơn giản, dễ chịu, một cái ghế salông đặt sát tường mua từ
Ikea về, lại có cả một cây đàn piano hiệu Straus. Phía trên cây đàn
treo một tấm tranh tự họa, đầu anh trông như nhô từ dưới nước lên.
Nói thật, tôi không thích khu dân xung quanh chung cư.
Hầu như con đường nào cũng bẩn thỉu. Hai bên đường chen chúc
những mái nhà thấp tì, xấu xí, biển quảng cáo hoen gỉ, đống rác
bốc mùi hôi thối, và cái cột điện thoại công cộng mỗi lần mưa lại
dột lênh láng như trong phim “Titanic”. Từ cửa sổ nhìn ra, tôi không
tài nào bắt gặp nổi một cái cây xanh tươi, một bóng dáng đàn ông
đẹp trai hoặc đàn bà tươi trẻ. Bầu trời sạch tinh, như thể không nhìn
thấy tương lai.
Thiên Thiên thường nói, tương lai là một cạm bẫy đào chính giữa
bộ não.
Từ sau khi bố chết, chứng câm nín của anh càng nặng thêm.
Rồi anh bỏ học từ lớp mười, trở thành một kẻ theo chủ nghĩa hư vô
trong suốt thời niên thiếu cô độc. Để đối chọi với bản năng của
thế giới bên ngoài, anh dùng nửa thời gian trên giường để đọc sách,
xem băng đĩa, hút thuốc, suy nghĩ về sự sống và cái chết, về linh
hồn và xác thịt, gọi điện thoại, chơi game máy tính hoặc ngủ. Thời