của anh vào giờ này. Cũng may đúng vào lúc mỗi chúng tôi đều
thấy chán ngán nơi này. Anh khẩn khoản nói: “Thời gian như cũ, địa
điểm cũ, anh đợi em cùng ăn tối nhé!”.
Lúc hoàng hôn vừa buông, tôi cởi luôn bộ đồng phục đi làm là cái
áo tơ tằm ngắn ngủi và chiếc váy mini zuýp, mặc lại cái quần bó
chật, xách túi lững thững ra khỏi tiệm.
Lúc này, đèn đường vừa bật, đèn nê-ông ở các cửa tiệm cũng lấp
lánh sáng như vụn vàng. Tôi bước trên con đường rộng rãi và chắc
chắn, cùng hòa vào dòng xe cộ và người qua đường như một dải ngân
hà tỏa sáng bừng trong nhân gian. Thời khắc của thành phố khiến
người ta cảm động nhất sắp tới.
Tiệm ăn Miên Hoa nằm ở đường Hoài Hải, giáp đầu đường Phục
Hưng. Đây là dãy phố phồn hoa tương đương với Đại lộ số 5 của
New York hoặc Champs Elysées của Paris. Nhìn từ xa, khu kiến trúc
hai tầng kiểu Pháp này tỏa ra một cảm giác ưu việt không khoa
trương. Ra vào nơi đây đều là lũ nước ngoài mắt dâm dục cùng các
kiều nữ châu Á mảnh dẻ và lấp lánh sáng. Bảng hiệu đèn màu xanh
càng lộ rõ cái gọi là “căn bệnh hoa liễu” mà Hery Miller đã miêu tả.
Cũng chính vì thích lối so sánh đơn giản mà sâu sắc đó, tôi và
Thiên Thiên luôn lui tới đây. (Henry Miller viết “Bắc Chí Tuyến”,
rất nghèo nhưng phóng túng, tổng cộng có tới năm bà vợ, luôn được
tôi coi là người cha tinh thần).
Đẩy cửa vào, nhìn tứ phía, thấy Thiên Thiên đã ngồi sẵn ở một
góc khá dễ chịu, đang giơ tay ra hiệu với tôi. Tôi ngạc nhiên khi thấy
bên anh là một cô gái trông rất ăn chơi, đội một mớ tóc giả mà chỉ
cần liếc qua đã nhận ra ngay, song vẫn rất khêu gợi, mặc chiếc áo
hai dây màu đen sáng lấp lánh. Trên gương mặt nhỏ nhắn là một