phúc. Một hơi viết hết mấy chục trang bản thảo dày cộp. Hình như
mỗi kẽ hở cuộc sống đều lấp đầy ý nghĩa nhân sinh. Mỗi nếp
nhăn trên gương mặt đều có giá của nó.
Tôi yêu “chính mình” trong tiểu thuyết. Vì trong đó, tôi thông
minh hơn, có thể thấy rõ vạn vật thế gian hơn là tôi trong cuộc
sống hiện thực. Những nội dung bao hàm về tình yêu và thù hận,
vật đổi sao dời. Nhưng cũng có một số hạt giống mộng tưởng lặng lẽ
chôn vào giữa các khe chữ, chỉ đợi ánh sáng vừa rọi chiếu sẽ lập tức
nảy mầm. Công việc như luyện kim có ý nghĩa như đi chắt lọc tinh
hoa. Hiện thực tiêu cực và trống rỗng sẽ tôi luyện thành thứ nghệ
thuật có ý nghĩa nhất của bản chất. Thứ nghệ thuật như vậy có thể
hun đúc thành một sản phẩm siêu cấp, bán cho tất cả những ai có
mong muốn tìm kiếm hoan lạc trong vườn hoa Thượng Hải. Trong
thứ ánh sáng ngược cuối thế kỉ, thế hệ trẻ với những gương mặt
xinh xắn say sưa như chìm trong giấc mơ, thân thể phô bày, tư
tưởng cởi mở. Chính là họ, lớp người mới ẩn náu vô hình trong mọi
ngóc ngách của thành phố. Họ sẽ là người tung hô hoặc ném trứng
thối vào tiểu thuyết của tôi. Họ không có gì ràng buộc, cũng không
liên quan tới ai. Họ là những người bạn trẻ lý tưởng mà các tiểu
thuyết gia muốn lập nên.
Chị Đặng - biên tập truyện ngắn của tôi trước đây - gọi điện tới.
Chị đã bốn mươi tuổi, chồng du học ở Nhật, đang nuôi đứa con gái
học tiểu học. Người chị tập trung đủ mọi đặc điểm của người phụ nữ
trung niên Thượng Hải, trắng trẻo, tóc búi, đi giày da, mặc váy
bằng vải bông pha nilông, thích nghe đủ mọi tin tức, thích ăn kem
quanh năm suốt tháng.
Được chị giúp đỡ, tập truyện đầu tiên của tôi có tên “Tiếng kêu
của bươm bướm” đã trở thành một kỳ tích. Mọi người đều tranh cãi