- Phải, còn hồi sau nữa, mà hồi này mới ly kỳ hơn. Phương pháp cậu
dạy là bắt buộc học sinh phải soạn bài, làm bài, học bài chăm chú nghe
giảng và chú thích lời giảng. Cậu thường xuyên kiểm soát học lực của
chúng, không bỏ xót một em nào. Lúc đầu nhiều em lười biếng, không
soạn, không học, mà cũng không chịu làm bài. Ban giám đốc lại không cho
phạt cấm túc và chép bài phạt, cậu đành áp dụng lối trừng phạt bằng tâm lý.
Cậu kêu những học sinh ấy lên bảng. Nữ sinh lười biếng thì để cho nam
sinh kiểm thảo; nam sinh lười biếng thì để cho nữ sinh kiểm thảo. Em nào
tinh nghịch thế mấy bị kiểm thảo một lần cũng muốn độn thổ cho rồi, đâu
còn dám tái phạm.
Khép chúng vào kỷ luật thì dễ nhưng làm cho chúng kính phục, yêu
mến mới là khó. Một khi chúng đã yêu kính rồi, kỷ luật không còn thành
vấn đề nữa. Cậu đang tiến vào giai đoạn thứ nhì. Những đứa miễn cưỡng
phải tôn trọng kỷ luật, luôn luôn tìm cách phá uy tín của cậu. Chúng về nhà
tìm quân sư học những câu hỏi hóc búa để đến lớp dồn thầy vào lối bí.
Phương pháp của cậu là phương pháp cởi mở, cho học sinh được trình
bày ý kiến, nêu lên tất cả thắc mắc miễn đừng đi lạc xa quá vấn đề đang mổ
xẻ. Khi đã trình bày xong vấn đề nào rồi, cậu cho một cuộc thảo luận tập
thể bổ túc những điều đã giảng và cho học sinh học hỏi thêm. Vào những
lúc ấy, mặc sức cho chúng đưa ra những câu hỏi hiểm hóc để thử sức thầy.
Phải công nhận là lắm lúc chúng nêu ra một vài nhận xét kỳ lạ, bất
ngờ, làm cho mình phải nhanh trí lắm mới giải thích thông suốt được. Cậu
biết chắc rằng những nhận xét đó không phải là tự chúng tìm ra, mà nhờ
chúng đã đọc sách nào hoặc do quân sư nào bày biểu. Tuy nhiên, trước khi
làm sáng tỏ vấn đề chúng nêu ra, cậu có vài lời khen ngợi chúng biết cách
nhận xét và lập luận đúng phép. Rồi lần lượt cậu minh giải từng thắc mắc
với những chứng minh cụ thể hùng hồn. Giải thích xong, cậu cho chúng
tiếp tục chất vấn, cậu lại tiếp tục giải thích, cho đến khi nào tất cả không
còn lý lẽ gì để biện bác nữa. Thế là chúng muốn dồn thầy vào ngõ bí nhưng