BÁC SĨ TỐT NHẤT LÀ CHÍNH MÌNH - TẬP 1 - Trang 75

Những buổi tọa đàm phổ biến kiến thức Y tế dự phòng của giáo sư Hồng
Chiêu Quang được bắt đầu từ một chuỗi con số so sánh.

Suốt 40 năm qua, con số bệnh nhân tai biến mạch não, tim mạch tại Trung
Quốc tăng cao liên tục, chiếm hơn 41% tổng số nguyên nhân gây tử vong,
trong đó Bắc Kinh có tỉ lệ cao nhất tới 51%. So sánh với nước Mỹ và Nhật,
con số này tăng vào 20 năm trước, và giảm dần trong 20 năm gần đây. Nay
vẫn tiếp tục duy trì xu hướng giảm. Vào năm 1974-1993, tỉ lệ tử vong do
bệnh nhồi máu cơ tim ở Mỹ giảm 52%, tỉ lệ tử vong do tai biến mạch não
giảm 59%.

So sánh hai con số tăng giảm nêu trên, thật đáng để suy ngẫm. Đi sâu phân
tích nguyên do ta thấy: Nguồn kinh phí y tế của Trung Quốc chủ yếu dùng
cho công tác điều trị, nhất là điều trị cho bệnh nhân giai đoạn cuối. Còn ở
Mỹ, Nhật, nguồn vốn này chủ yếu dùng cho giáo dục sức khỏe và Y học dự
phòng từ cơ sở.

Qua đó giáo sư Hồng Chiêu Quang nhận ra tính quang trọng của việc phổ
cấp kiến thức y học trong khối cộng đồng. Ông nói, nguyện góp một phần
sức lực, dù nhỏ còn hơn không.

Tác dụng của việc phổ cấp kiến thức y học thật ra như thế nào?

Giáo sư Hồng đã làm một bài toán với phóng viên: Qua kết luận khoa học từ
chương trình nghiên cứu trọng điểm “Phòng chống tổng hợp bệnh cao huyết
áp trong khối cộng đồng”; chỉ cần đầu tư 1 đô la cho công việc dự phòng tại
Trung Quốc, sẽ tiết kiệm 8,59 đô la tiền thuốc men điều trị. Tỉ lệ lợi ích
mang lại là 1/8,59. Còn thực tiễn lâm sàng cũng cho thấy nếu so sánh với chi
phí điều trị giai đoạn cuối, tỉ lệ này phải là 1/8,59/100. Nghĩa là chi phí điều
trị thời kỳ cuối

sẽ tăng theo cấp số nhân. Như bệnh tắc nghẽn cơ tim, tiêm mũi thuốc cấp
cứu phải tốn hai triệu. Thông động mạch vành tốn bốn triệu đồng.

Giáo sư Hồng đã kêu gọi: Nếu ngành y tế không thể làm giảm tỉ lệ mắc bệnh
cho nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống coi như đi ngược lại
ý nghĩa ban đầu của ngành, hãy tăng cường y học dự phòng, để hạn chế tối
đa người khỏe xuống người yếu, người yếu thành người bệnh, người bệnh
giai đoạn đầu thành người bệnh giai đoạn cuối, muốn đạt tới mục tiêu nêu
trên, điều cốt yếu cần nâng cao mức độ khỏe mạnh và chất lượng sống cho
người dân, đó mới là nguồn gốc và mục đích chính của ngành Y tế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.