lõm chính trên sườn đồị mà ngần ấy tuyết vẫn không hoàn toàn phủ kín
được, thì hẳn là về mùa xuân người ta phải thấy có một con suối chảy
xuống lạch nước của chiếc cầu cạn chạy dọc theo một đường khe ngoằn
ngoèo, con suối ấy giờ đây đã bị khuất lấp hẳn dưới lớp tuyết sâu, như một
đứa trẻ cuộn tròn dưới một tấm chăn lồng bồng.
Ngôi nhà có người ở hay bị bỏ hoang và đổ nát sau khi Uỷ ban ruộng đất
của xã hoặc huyện trưng thu? Những người ở nhà đó bây giờ ở đâu? Số
phận họ ra sao? Họ đã trốn ra ngoại quốc hay bị nông dân giết chết? Hay là
họ đang sống ở huyện ly với tư cách các nhà chuyên môn có học vấn đáng
khen ngợi? Nếu họ ở lại đây đến giờ phút cuối cùng, liệu Strelnikov có nể
nang gì họ, hay đã bị đàn áp cùng với bọn kulak rồi.
Ngôi nhà trên đỉnh đồi gợi tính tò mò và giữ vẻ lặng lẽ u buồn. Nhưng bây
giờ chả ai nêu câu hỏi và có hỏi cung không ai trả lời. Riêng mặt trời rọi
xuống mặt tuyết bằng phẳng làm lóe lên thứ ánh sáng trắng chói loá. Lưỡi
xẻng ấn xuống lớp tuyết ấy và hất lên ìtng tảng mới ngọt và đều đặn làm
sao? Ở các vết cắt tuyết phát toả những tia sáng khô, ánh như kim cương,
trông đẹp xiết bao! Tất cả cảnh ấy gợi nhở những ngày thơ ấu xa xôi. Thuở
ấy, cậu bé Yuri Zhivago, đầu đội cái mũ nồi màu sáng có viền, mình mặc
chiếc áo tưlúp lót da cừu có khoang đen, cứ ngồi ở sân gọt các hình kim tự
tháp, hình lập phương, hình những chiếc bánh ga-tô, các pháo đài và các
thành phố có hang động! Ôi, đời sống thuở ấy mới ngon lành làm sao! Vạn
vật quanh mình mới đẹp mắt và ngon miệng làm sao!
Nhưng cả ba ngày sống ngoài trời thế này cũng đem lại cho họ cảm giác no
nê. Và không phải vô cớ, buổi tối, những người đi làm về được phát một ổ
bánh mì, còn nóng hổi, không biết được chở từ đâu tới và do ai đặt làm. Vỏ
bánh thơm phức, có nhiều vết rạn nứt nhỏ ở hai bên, trông đã thấy ngon, và
đáy chiếc bánh khá dày, được nướng rất khéo, còn dính những hạt than nhỏ
xíu.
Chú thích:
(1) Trong chuyện "Con gái viên đại uý".
(2) Trong cuốn "Gia phả" kể chuyện vùng đài nguyên Baskiria.
16.