phú” cho hậu nhân, nhắc con cháu ghi nhớ sai lầm của Minh triều. Đây là
điển cố mỗi người đều biết, cũng là thành tượu chủ yếu mà triều đình dành
kì ân cho thiên hạ bách tính.
Thấy Bùi Văn Long im lặng gật đầu, Lữ Kinh Hồng nói tiếp:
“Đáng tiếc triều đình vĩnh viễn đều có cách thu tiền, dù kính trọng tổ
huấn vĩnh bất gia phú, nhưng triều đình rất nhanh tìm được con đường phát
tài mới, đó là khống chế muối ăn, thứ mà người người đều cần thiết, thi
hành chính sách triều đình độc quyền. Cả nước trên dưới, phàm dính đến
sản xuất muối ăn, vận chuyển, buôn bán đều thông qua quan phủ, người nào
tự mua bán đều bị nghiêm lệ trừng phạt, cả nhà bị trảm! Từ đó triều đình có
thể chuyên quyền định giá muối, mang thứ muối không đáng mấy văn tiền,
bán ra như giá vàng, đây là hình thức biến tướng của việc thu thuế thân,
triều đình bóc lột bách tính trắng trợn! Đặc biệt đối với lệnh nghiêm trừng
muối tư gần đây của triều đình, diêm bang không có muối để bán, các cấp
quan thương thừa cơ lên giá, giá muối càng lúc càng cao, bách tính nhìn
muối than thở. Nếu diêm bang không có muối, e rằng bách tính thiếu muối
ăn bất đắc dĩ vì muối mà bán con cái.”
Bùi Văn Long nghe vậy sắc mặt đại biến, không phải vì Lữ Kinh Hồng
ngang nhiên công kích triều đình mà vì thấy diêm nghiệp đen tối. Chỉ nghe
Hồng Tụ nói tiếp:
“Diêm nông vùng duyên hải phơi một gánh muối biển, bán cho diêm
nghiệp ti(5) không quá năm tiền, diêm nghiệp ti sang tay bán cho diêm
thương địa phương hai mươi lượng, diêm thương bán lại các nhà buôn nhà
nhỏ đến năm mươi lượng, nhà buôn nhỏ đưa đến tay bách tính bình thường,
một gánh quan diêm có thể lên đến trăm lượng hơn. Nếu mang muối
chuyển vào Trung Nguyên và Tây Bắc, một gánh muối biển có thể bán
được năm trăm lượng hơn. Tôi từ nhỏ sinh trưởng ở Trường An, nơi xem
muối quý hơn vàng, biết rõ bách tính khó khăn có được muối để ăn, đôi lúc
một lạng muối khiến huynh đệ trở mặt, phụ tử thành thù, không biết có bao