NHỮNG NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI
Thời đó, phương ngữ Nam Kỳ có câu “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam
Xường, tứ Định”.
“Nhất Sĩ” tức Lê Phát Đạt, thuở nhỏ được một linh mục gửi sang
Pénang học tiếng Latinh, nhưng do trùng tên với thầy nên đổi tên Sĩ. Cơ
hội làm giàu là sau trận bão năm Giáp Thìn (1904) tại Nam Kỳ nông dân
xiêu tán, ruộng đất bỏ hoang, không người cày cấy nên chính quyền thực
dân Pháp phát mãi ruộng đất vô thừa nhận với giá rẻ, về sau mua chức
hàm nên được gọi Huyện Sĩ. Có điều thú vị, con gái út Huyện Sĩ là Lê Thị
Bình lấy một hào phú ở Gò Công là Nguyễn Hữu Hào, sinh ra Nguyễn
Hữu Thị Lan. Về sau cô Lan được Bảo Đại chọn làm vợ và trở thành Nam
Phương hoàng hậu. “Nhì Phương” tức Tổng đốc Phương, tên thật Đỗ Hữu
Phương (1840-1914). Do cộng tác với thực dân Pháp nên được thăng Tri
huyện, Đốc phủ sứ rồi thăng hàm Tổng đốc, từng được thưởng Tam
đẳng bội tinh, ân sủng tột bực. Sau khi được Pháp cho khẩn trưng 222,3
mẫu ruộng đất, Phương “phất’ lên rất nhanh và trở nên giàu có, nhập làng
Tây. Phương biết ít nhiều chữ Hán, bập bẹ được đôi chút tiếng Tây và lại
thích... làm thơ! Trong nhà của Phương có treo bức hoành và thách ai làm
vế đối lại hoàn chỉnh nhất thì được thưởng tiền: Đất Chợ Lớn có nhà họ
Đỗ. Đỗ một nhà ngũ phúc tam đa
Dụng ý của Phương là khoe mẽ năm con trai Chơn, Trí, Thinh, Vị,
Chẩn và ba gái Sanh, Nhân, Dần đều thành đạt. Trong số những người con
của Phương, có lẽ đến nay Vị – đại úy phi công Pháp, vẫn còn người nhớ
tên, vì một thời trường Cơ khí châu Á tại Sài Gòn (nay là trường Kỹ
thuật Cao Thắng - TP.Hồ Chí Minh) mang tên Đỗ Hữu Vị (!?). Căm ghét
kẻ ra hợp tác với “tân trào” đàn áp phong trào kháng chiến, nay giàu có
hợm mình, tương truyền trước câu đối trên danh sĩ Nam Kỳ - cụ Phan Văn
Trị đã làm lại vế đối: