BẠCH THÁI BƯỞI - KHẲNG ĐỊNH DOANH TÀI NƯỚC VIỆT - Trang 105

“Nhì Đàm” tức Quách Đàm (1863-1937), dấu tích còn để lại cho đến

ngày nay là chợ Bình Tây do ông bỏ tiền ra xây cất và dãy nhà quanh chợ.
Trước đó, những người Hoa di cư sang Việt Nam đã lập ra một cái chợ (tại
địa điểm Bưu điện Chợ Lớn ngày nay) lớn nhất thời đó nên dân chúng gọi
là Chợ Lớn, chợ này hình thành vào khoảng năm 1679 đến 1731. Nắm
được nhu cầu bức xúc của tiểu thương, năm 1928, Quách Đàm bỏ tiền ra
mua một khu đất rộng 26.357 mét vuông ở thôn Bình Tây để xây dựng
một chợ mới. Chợ khai trương ngày 14.3.1930, ta quen gọi là chợ Bình
Tây hoặc Chợ Lớn mới. Trong chợ này, trước năm 1975, có dựng tượng
đồng Quách Đàm, nay không còn nữa. Lúc giàu có, ngoài việc lập hãng
Thông Hiệp kinh doanh tàu chở khách đường biển, Đàm còn đứng ra bảo
lãnh cho con nợ ngân hàng để ăn hoa hồng...

“Chú Hỷ” cũng là người giàu sụ, có tàu chạy khắp Nam Kỳ lục

tỉnh, công cuộc kinh doanh chỉ nhằm đạt mục đích làm giàu, thu vén cho
riêng mình nên không ai buồn nhớ đến tên thật là gì!

Nối gót những đại gia trên, tại Sài Gòn trong những năm 1954-1975,

ta thấy còn những doanh nghiệp khác cũng giàu có không kém với nhiều
ngành nghề kinh doanh khác nhau như Hoàng Kim Quy (kẽm gai), Mã Hỷ
(lúa gạo), La Thành Nghệ (dược phẩm), Lý Long Thân (sắt phế thải),

Trần Thành (bột ngọt), Trương Vĩ Nhiên (xuất nhập phim), Lâm Huê

Hồ, Nguyễn Tấn Đời (tín dụng, ngân hàng), Vương Đạo Nghĩa (kem đánh
răng), Trương Văn Khôi (xà phòng bột), Nguyễn Công Kha (hóa chất)
v.v...

Đương thời với Bạch Thái Bưởi ta thấy nổi lên nhiều nhà tư sản như

Trương Văn Bền, Nguyễn Hữu Thu, Ngô Tử Hạ, Hồ Tá Bang, Lê Phát An,
Nguyễn Văn Của, Nguyễn Sơn Hà... Nhưng chỉ rồi dăm ba người được hậu
thế ngưỡng mộ nhớ đến, trong đó nổi bật nhất có Bạch Thái Bưởi.

BÀI HỌC CHO HẬU THẾ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.