kế hoạch này một cách dễ dàng, còn đối với ông đang là một bài toán
khó. Tàu thuyền họ không những tốt hơn mà giá còn rẻ hơn. Trong khi
đó tàu của ta cũ kỹ, giá lại mắc hơn thì ai còn đi nữa chứ?
Không còn cách nào khác. Phải hạ giá theo họ thôi. Nhưng hạ giá như
thế nào? Cuộc tranh luận vẫn chưa ngã ngũ. Đành rằng hạ giá bằng họ
cũng đã là một thất thế, nhưng Bạch Thái Bưởi lại có một quyết định
khác hẳn suy nghĩ mọi người. Sau khi hớp một ngụm trà và rít một hơi
thuốc lào sảng khoái, ông đứng dậy nói rành rọt:
- Kinh doanh trên thương trường người Hoa hơn ta là ở chỗ có chữ
tín. Vì chữ tín, họ sẵn sàng hy sinh tất cả cho lợi ích chung. Nay vì lợi ích
chung họ đã đồng tâm hiệp lực hạ giá để cô lập ta. Ông bà ta nói “Trăm
đánh một không chột cũng què”! Nay đã quyết tâm như thế thì họ sẽ thực
hiện đồng loạt, thực hiện đến cùng. Bao giờ ta chịu thua, họ mới thôi.
Phải suy nghĩ như thế, ta mới cách đối phó. Đối phó bằng cách nào? Họ
hạ giá chỉ còn 4 hào thì ta hạ xuống thấp hơn nữa!
Mọi người chưng hửng. Cứ tưởng đang nghe nhầm. Không khí của
cuộc họp đang im lặng như tờ bỗng ồn ào như ong vỡ tổ! Cuộc tranh
luận lại sôi nổi hẳn lên. Bạch Thái Bưởi vẫn điềm tĩnh:
- Ta hạ xuống chỉ còn 3 hào! Thưa các ngài, không việc gì phải lo
lắng cả. Họ có mưu ma chước quỷ thì ta có bùa Lỗ Ban. Việc gì mà phải
sợ. Hơn nhau ở chỗ là ai dám đeo đuổi mục tiêu đến cùng.
Trong thâm tâm ông nghĩ, hạ giá thấp hơn là buộc các chủ tàu Hoa
kiều phải nghĩ đối phương đang trường vốn, đang thủ một số vốn khổng
lồ chứ không phải đùa. Đó là cũng cách mà ông cảnh cáo họ. Cho
dù có hạ giá như thế, hoặc thấp hơn nữa thì cũng không áp đảo được tinh
thần của ông. Chao ôi! Cái trò rung cây nhát khỉ quá đỗi tầm thường. Như
chơi một canh bạc, khi bên kia ném xuống con chín một cách hả hê thì
bên này đã vội đè lên bằng con mười. Nào ai biết những con bài còn lại