tiền thuê người làng của bến tàu Bạch Thái Bưởi phóng uế bừa bãi! Ai
đời! Làm cái việc đó mà được trả tiền thì quả xưa nay hiếm! Ngày lại
ngày, bến tàu của ông dơ bẩn khủng khiếp. Hành khách vắng đi hẳn.
Vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn. Luật chơi là thế! Bạch Thái Bưởi
lại bỏ tiền ra thuê chính người làng ấy dọn và đứng ra giữ bến cho ông.
“Ai treo chuông thì kẻ đó phải gỡ chuông”. Ấy là một cách giải quyết
khôn khéo, chỉ có người trong làng bảo ban nhau, khuyên nhủ nhau thì
mới được việc. Nếu cậy đến sở Cẩm hoặc đem người làng khác đến thì
hỏng, có khi việc thêm nhùng nhằng, rắc rối! Hơn ai hết, ông hiểu rõ
câu “phép vua còn thua lệ làng” kia mà... Khôn khéo như thế nên kế hoạch
bẩn thỉu của đối phương phá sản!
Sự cạnh tranh khốc liệt này đã dẫn đến chỗ trêu tức nhau, rồi sinh ra
thù hằn nhau. Tàu nào cũng muốn chạy về đích trước. Có lần tàu của
người Hoa vừa xuất bến chạy, tàu Bạch Thái Bưởi cũng quyết đuổi theo
kịp. Song, chẳng may tàu ông vì máy móc lúc ấy thế nào đó, mà không
sao vượt lên được. Hành khách trên tàu người Hoa mới vỗ tay để chế
nhạo. Thế là anh ba-toong tàu Bạch Thái Bưởi lái tàu mình sát tàu kia
mà mắng. Hai bên chửi nhau kịch liệt.
- Liệu hồn, ông cho đắm chết bây giờ!
Hành khách sợ quá, mới can đôi bên! Cứ thế, bên nào cũng tìm phần
thắng về phía mình.
Cuộc chiến đang vào hồi bất phân thắng bại.
Sự đối đầu một mất một còn khiến tình trạng tài chánh của Bạch Thái
Bưởi đang đứng cheo leo trên bờ vực phá sản! Không đủ vốn để tiếp tục
duy trì cách hạ giá như thế này nữa, phải làm thế nào đây?
Câu hỏi này đã khiến Bạch Thái Bưởi trằn trọc nhiều đêm liền.
“NGƯỜI VIÊT ỦNG HỘ NGƯỜI VIÊT!”