(Nghệ An), Bạch Thái Bưởi bắt đầu cho tàu chạy thêm tuyến đường Hải
Phòng.
Sự việc này diễn ra vào năm 1912 khiến nhiều người kinh ngạc.
Tuyến Hải Phòng xưa nay là đường thủy trọng yếu của các tàu Hoa
kiều, nhưng ông vẫn ngang nhiên “liều mình như chẳng có”, vẫn dõng dạc
bước vào giành quyền chia thị phần. Vì thế, một lần nữa các tàu Hoa kiều
càng căm tức, hiệp lực lại cố phá cho bằng được. Than ôi! Bất cứ thủ
đoạn nào cũng không đánh gục được ý chí sắt đá của ông. Bài học vận
dụng tinh thần tự hào dân tộc, một lần nữa đã giúp ông chiến thắng vẻ
vang. Tàu của ông ngày thêm đông khách. Tàu của đối phương dần dần
thưa khách. Về sau không ít chủ người Hoa kiều bỏ cuộc.
Dù không hiếu thắng, nhưng Bạch Thái Bưởi lại có niềm kiêu hãnh là
mua lại các tàu từng là cừu địch của mình. Ông luôn trả giá cao hơn
người khác để sở hữu cho bằng được. Có một điều đặc biệt là trong phòng
làm việc của ông, trang trí cũng khác người. Nếu thời đó thiên hạ vẫn
chuộng cách treo các câu đối đỏ, tranh thủy mặc, các bức hoành phi sơn
son thếp vàng... còn ông thì không. Ông chỉ treo những bảng hiệu của các
tàu người Hoa, người Pháp mà ông đã mua được! Ông bảo, các chủ tàu cũ
trông vào căm tức bao nhiêu, ông càng thích thú bấy nhiêu. Có lần mua
được tàu Kim Hằng, chủ cũ cố lấy lại cho bằng được cái bảng hiệu
bằng đồng đúc hai chữ đại tự rất “hoành tráng”, quyết không để cái biểu
trưng danh dự của mình lọt vào tay ông. Không chịu thua, ông thuê luật sư,
chịu mất thêm tiền đòi lại cho bằng được để treo chơi!
Tư thế này khiến ta nhớ đến hình ảnh vị tướng soái trên chiến trường,
sau khi kết thúc cuộc giao tranh khốc liệt thì quyết phải cắt đầu của kẻ thù!
Chỉ sau hai năm mở thêm tuyến đường Hải Phòng, Bạch Thái Bưởi
khuếch trương thêm nhiều chi nhánh để có thể quản lý công việc thuận lợi
nhất. Ngoài trụ sở chính tại Nam Định – một vùng đất văn vật nổi
tiếng với hai “đặc sản” là “Đọc thơ Xương, ăn chuối ngự” – vẫn giao cho