giao nhà, nếu chần chừ thì ông sẽ báo sở Cẩm can thiệp ngay chứ không
“một, hai” gì cả!
Từ đây, Bạch Thái Bưởi đã nắm trong tay một nhà máy lớn nhất nhì
ở Hải Phòng. Nhưng còn một thắng lợi cũng quan trọng không kém là vị
trí của nó, địa thế không đâu bằng. Nó nằm sát bờ sông Cửa Cấm, thuận
tiện cho tàu bè đi lại. Theo quy định của nhà nước, không một ai được
phép xây dựng nhà máy ngay trên bờ sông, nhưng đây là đất tư thổ. Việc
mua bán đất cứ truyền hết đời chủ này đến chủ khác, nhà nước không
cưỡng đoạt được. Nhờ vậy, Bạch Thái Bưởi còn được hưởng từ đất
bờ sông cho đến mặt nước mênh mông trước mắt. Diện tích đất này hơn
30 ha, rộng thênh thang bát ngát, như cách nói dân gian thì “cò bay mỏi
cánh, chó chạy cong đuôi”. Trong đó, có đến 6.548m2 đã dựng nhà cửa.
Ngoài ra còn có một cái bể dài 50m, âu tàu rộng 125m có thể dung cạn
được chiếc tàu trọng lượng cỡ 300 tấn để sửa chữa ngoài vỏ và một khu
đất đặt cái cừ có thể đóng tàu mới cỡ ngàn tấn! Máy móc lớn nhỏ trong
nhà máy này không thiếu một thứ gì. Có cả búa máy, máy cắt sắt, máy
bào, máy tiện... Lại có cả hai lò đúc lớn, đúc được những vỉa gang nặng
cỡ năm tấn... Nó hoàn toàn đủ khả năng làm tàu mới và sửa chữa tàu.
Dịp này, Bạch Thái Bưởi chính thức tuyên bố thành lập “Giang hải
luân thuyền Bạch Thái công ty”. Tại các trụ sở của ông, trên vị trí cao
nhất người ta bắt đầu thấy phất phới ngọn cờ hiệu màu vàng, có hình
mỏ neo và ba ngôi sao đỏ. Trông từ xa, ta thấy lá cờ như mũi chiếc tàu
hiên ngang rẽ sóng mà xông pha trùng dương sóng gió...
DANH, TIỀN VÀ KHÁT VỌNG...
Thấy ông ăn nên làm ra, nhiều người mới đến bảo ông rằng buôn tàu
bán bè như thế, giàu có như thế, thế lực như thế sao không cầu cạnh, chạy
chọt xin cái danh hiệu “bá hộ”, “hàn lâm”, “mề đay”, “kim khánh” có
phải là khôn ngoan, vinh dự hơn không? Thậm chí, lúc này nhà nước đang