Những thông tin này là chính xác, tuy nhiên, cũng cần bổ sung thêm
một chi tiết nữa. Ngoài việc đã mua thêm chiếc tàu nặng 3.000 tấn, thì
Bạch Thái Bưởi còn có dự định mua thêm chiếc tàu của công ty Roque,
nhưng công ty này do chính phủ Pháp trợ cấp nên việc thương lượng gặp
nhiều khó khăn.
Ngày ấy, để động viên tinh thần làm việc của mọi người, ngay trong
nhà xưởng, ta thấy có ghi một câu nói trứ danh của Bạch Thái Bưởi:
“Trước kia ta cạnh tranh với các Hoa thương trên mặt sông, từ nay trở đi
ta lại cạnh tranh với các tàu bè trên mặt biển”. Ông Quan Dục Nhân nhận
xét: “Ôi! Lời ấy chẳng hóa ra là lời khoa trương lắm ư. Nhưng mà cái
chí tiến thủ của người An Nam cũng đáng khen vậy”.
Sau gần hai năm lao tâm nhọc trí, những người thợ tài hoa Việt Nam
đã hoàn thành tàu Bình Chuẩn một cách xuất sắc. Việc làm của công ty
Bạch Thái đã khiến báo chí đương thời không ngớt lời khen ngợi. Chẳng
hạn, báo L’éveil Economique de L’ Indochine (1919) có đoạn viết: “Đang
thời kỳ khủng hoảng mà một hãng tư nhân bản xứ đóng được những con
tàu tầm cỡ như vậy, trong khi mọi thứ đều thiếu thốn, sắt thép đắt kinh
khủng và chỉ bằng vốn tự có, không miễn giảm thuế, không dựa vào nhà
nước, chẳng cầu cạnh ai, cũng chẳng có một chút hơi hướng tài trợ nào,
hãng này tự xoay xở theo cách của mình với muôn vàn nỗ lực, đã chứng
tỏ, hơn mọi lời lẽ, sức sống và sự thịnh vượng của nó”.
Cảng Hải Phòng được vinh dự là nơi chứng kiến ngày hạ thủy của
tàu Bình Chuẩn. Đó là ngày 7.9.1919 – đánh dấu một sự kiện trọng đại
của ngành công nghiệp đường thủy Việt Nam, là hình ảnh tượng trưng
cho Phong trào chấn hưng thương trường, cổ động thực nghiệp của
giới doanh nghiệp tư sản dân tộc nước nước Nam trong những năm đầu
thế kỷ XX. Ngày đó, hàng ngàn người hiếu kỳ đã đến dự. Lão Thịnh đã
thay mặt Bạch Thái Bưởi phát biểu đôi lời, sau đó Đốc lý Métaireau đáp từ.
Đây là thời điểm thiên hạ tôn vinh Bạch Thái