BẠCH THÁI BƯỞI - KHẲNG ĐỊNH DOANH TÀI NƯỚC VIỆT - Trang 86

Chương 8. GIONG BUỒM RA BIỂN LỚN

Trong Thương học phương châm, sĩ phu Lương Văn Can đã nhắc đến

việc “toàn cầu đi lại như một nhà”, kêu gọi dân ta chú trọng ngoại thương,
nên học hỏi để tăng cường giao lưu buôn bán với quốc tế. Những tưởng
đó là điều khó khăn muôn trùng khi dân Việt đang một cổ hai tròng, thì
Bạch Thái Bưởi chính là người khẳng định “làm được” bằng những hành
độngthực tiễn của mình.

SỨ MÊNH CỘNG ĐỒNG

Không riêng gì Bạch Thái Bưởi đang “làm mưa làm gió” trên thương

trường mà các nhà tư sản khác cũng đang phát triển nhanh. Tại Hà Nội,
công ty Quảng Hưng Long buôn hàng nội, ngoại hóa năm 1907 số vốn chỉ
3.000 đồng mà đến năm 1920 đã tăng vọt lên 200.000 đồng; công ty Vũ
Văn An ngoài việc mở thêm xí nghiệp nhuộm, tẩy hấp len dạ... cũng đủ
vốn mở thêm nhà máy bia; xí nghiệp dệt Lưu Khánh Vân, xí nghiệp thêu
Trương Đình Long cũng mở rộng sản xuất, tăng thêm công nhân; tương
tự, nhà máy ép dầu của công ty Đinh Xuân Mai, nhà máy làm vỏ hộp Ích
Phong, hãng nước mắm Vạn Vân, xưởng cưa Yên Mỹ của Nguyễn Đình
Phẩm, hãng xe cao su của Hưng Ký, hãng chè Tiên Long, Đồng Lương...
cũng có những bước tiến bộ đáng kể. Không riêng gì Bắc Kỳ mà tại
Nam Kỳ, Trung Kỳ các nhà tư sản Việt Nam cũng đang quyết liệt nhoi lên.

Trong báo cáo cuối năm 1919 của Phủ Toàn quyền Đông Dương có

đoạn: “Trong các giới người bản xứ, đâu đâu cũng thấy cái ý muốn bước
theo nền công nghiệp của người Pháp và tổ chức theo lề lối hiện đại”.
Trên báo L’éveil Economique de L’Indochine (1921) ghi nhận: “Những
người Pháp xa Bắc Kỳ sáu, bảy năm nay quay trở lại sẽ thấy một sự thay
đổi lớn. Họ đã có những cửa hàng lộng lẫy ở những phố sang trọng. Một
trong những nhà in khá nhất ở Hà Nội là của người Việt Nam”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.