ta đã tạo một tổ chức quan lại rất nhiều đẳng cấp, nhiệm vụ là ghi tất cả
những vật đem vô kho và những vật phát từ kho ra. Người sau đã tìm lại
được ở Ur, kinh đô Sumer, ở Lagash và Umma cả chục ngàn tấm bằng đất
sét ghi những xuất nhập đó… Ngoại thương cũng vậy, do hành chính trung
ương điều khiển
.
Ở Babylone bộ luật Hammourabi
(khoảng 1750 trước TL) qui định số
lượng của các người chăn cừu, của các thợ thủ công và cả số tiền mà y sĩ
được lãnh mỗi lần mổ xẻ.
Ở Ai Cập dưới các triều đại Ptolémée (323-30 trước T.L). Quốc gia làm
chủ đất đai và điều khiển canh nông, chính quyền cho biết người dân nào
phải cấy khu ruộng nào, gieo thứ hạt giống nào, tới khi gặt, các thư kí của
chính quyền lại xem xét, ghi vào sổ, thóc lúa được sàng sảy trên các sân
đạp lúa của hoàng gia, rồi do nông dân đứng nối nhau thành hàng chuyền
tay nhau đưa vô kho lẫm của nhà vua. Mỏ, quặng cũng thuộc về chính
quyền. Chính quyền quốc hữu hóa sự sản xuất và bán dầu, muối, sợi vải,
giấy làm bằng vỏ cây papyrus. Tất cả thương mại đều do Quốc gia kiểm
soát, quy định, ngay một phần lớn sự bán lẻ cũng ở trong tay các nhân viên
bán lại sản phẩm của nhà nước. Ngân hàng cũng vậy, thuộc về độc quyền
của chính phủ, nhưng chính phủ có thể giao cho các hội tư nhân làm đại lí.
Có nhiều thứ thuế, như thuế thân, thuế kĩ nghệ, thuế đánh vào sản phẩm,
thuế buôn bán, thuế xử án, thuế dùng các tài liệu hợp pháp. Muốn lưu lại
vết tích của tất cả các giao dịch, lợi tức có thể đánh thuế được, chính quyền
phải dùng một đạo quân thư kí một hệ thống kiểm tra người và tài sản rất
phức tạp. Nhờ chế độ đó, Ai Cập dưới các triều đại Ptolémée thành quốc
gia giàu nhất đương thời, thực hiện được những công tác lớn lao, cải thiện
canh nông và dùng một phần lớn số lời để xây những kiến trúc lộng lẫy
trong khắp nước, xuất tiền cho các hoạt động văn hóa. Vào khoảng 290
trước T.L., họ xây cất bảo tàng viện và thư viện nổi danh ở Alexandrie.
Khoa học và văn học được tôn trọng, chính trong thời đại ấy, không rõ vào
năm nào, họ đã dịch những thiên đầu trong bản Hi Lạp của Cựu ước, gọi là
bản của Bảy mươi hai dịch giả Do Thái (Septante). Nhưng chẳng bao lâu