BÀI HỌC CỦA LỊCH SỬ - Trang 56

Việc kiểm soát kinh tế tỉ mỉ tỏ ra quá nặng nề đối với tổ chức hành chính

vốn đã qua lớn lao, tốn kém, và tham nhũng của Dioclétien. Để duy trì các
cơ quan hành chính (quân đội, tòa án, công tác, phát chẩn), phải tăng thuế
lên tới nỗi dân La Mã không muốn làm việc, không muốn kiếm tiền nữa;
kinh tế băng hoại vì một bên luật sư tìm mọi cách bênh vực thân chủ để họ
khỏi đóng thuế, một bên các nhà lập pháp nghĩ ra các đạo luật ngăn chặn
các mưu mô trốn thuế đó. Hằng ngàn người La Mã trốn các nhân viên thu
thuế, vượt biên giới, qua ẩn náu tại những xứ thuộc về các rợ. Để chấm đứt
tình trạng ấy và cho nhân viên kiểm thuế làm việc được dễ dàng, chính phủ
ra những sắc lệnh cấm nông dân không được rời ruộng đất, thợ thủ công
không được rời cửa hàng nếu chưa đóng đủ thuế. Những sắc lệnh ấy cùng
vài sắc lệnh khác nữa mở đầu cho chế độ nông nô ở thời Trung cổ.

Trung Hoa cũng đã có nhiều lần thử áp dụng chế độ xã hội. Tư Mã Thiên

(sinh khoảng 145 trước T.L. bảo rằng “vua Hán Vũ Đế (giữ ngôi từ 140 đến
87 trước T.L.) muốn ngăn tư nhân chiếm tài nguyên của núi, bể mà làm
giàu… và muốn bắt dân chúng phải phục tòng triều đình”, ra lệnh quốc hữu
hóa tài nguyên của đất đai, sự chở chuyên và thương mại, đặt ra thứ thuế
đánh vào lợi tức, phát động công việc xây cất, đào kinh nối các con sông
với nhau và dẫn nước vào ruộng. Triều đình lập những kho chứa hàng hóa,
khi giá hạ thì mua vào, khi giá cao thì bán ra; như vậy, theo Tư Mã Thiên,
“những phú thương và các nhà bán lẻ không kiếm lời nhiều được… mà
chính phủ bình giá hàng hóa được”. Người ta bảo Trung Hoa nhờ vậy thịnh
vượng hơn bao giờ hết trong một thời gian. Nhưng khi Vũ đế băng, vì
“mệnh trời” và lòng hiểm ác của con người mà thí nghiệm đó phải bỏ.
Trong nước hết lụt thì đến hạn hán, đói kém thê thảm và giá cả tăng vọt lên.
Các nhà làm ăn buôn bán cho rằng những số thuế họ phải đóng chỉ để nuôi
bọn ở không và bất tài. Kiệt lực vì vật giá leo thang, người nghèo đồng
thanh kêu ca, và cũng như người giàu, đòi phục hồi chính sách kinh tế cũ;
có người đòi luộc sống kẻ nào đã bày đặt ra chính sách kinh tế mới nữa.
Thế là các cải cách lần lượt bị bãi bỏ, và khi dân chúng gần quên hẳn rồi thì
một ông vua hiền triết lại đem ra thực hành.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.