BÀI HỌC CỦA LỊCH SỬ - Trang 57

Vương Mãng (làm vua từ 9 đến 23 sau T.L.) là một học giả, bảo trợ văn

nghệ, một đại phú gia thường giúp đỡ bạn bè và người nghèo. Khi tiếm
được ngôi rồi

[74]

, ông trọng dụng các văn nhân thi sĩ, triết gia và các người

giỏi về khoa học. Ông quốc hữu hóa đất đai

[75]

, phân phát đều cho nông

dân

[76]

, chấm dứt chế độ nô tì. Cũng như Vũ Đế, ông ráng kiểm soát giá cả

bằng cách trữ hàng hóa để bán ra hợp lúc. Ông cho các tư nhân kinh doanh
vay tiền với lãi nhẹ. Những biện pháp ấy làm thiệt hại một số người cho
vay nặng lãi, họ liên kết nhau để lật đổ ông đúng vào lúc trong nước bị nạn
lụt rồi hạn hán, mà lại bị ngoại nhân xâm lăng

[77]

. Một họ giàu có, họ

Lưu

[78]

cầm đầu cuộc nổi loạn, giết Vương Mãng và hủy bỏ chế độ của

Vương. Mọi việc lại trở lại như cũ.

Một ngàn năm sau, Vương An Thạch làm tể tướng từ 1068 đến 1085

(đời Tống) lại ráng quốc hữu hóa hoàn toàn kinh tế Trung Hoa. Ông cho
rằng chỉ Quốc gia mới được tổ chức thương mại, kĩ nghệ, canh nông để cho
bọn giàu có khỏi bóc lột bọn nghèo. Ông cho dân vay nhẹ lời để khỏi bị
bọn vay nặng lãi cứa cổ

[79]

. Ông khuyến khích sự khẩn hoang, phát trước

cho nông dân lúa giống và nhiều vật khác nữa, rồi những mùa gặt sau dân
mới phải trả. Ông phát động nhiều công tác lớn lao để giảm bớt nạn lụt và
nạn thất nghiệp. Trong mỗi quận, huyện có một nha kiểm soát giá cả và tiền
công. Thương mại bị quốc hữu hóa. Người già cả, người thất nghiệp và
người nghèo được trợ cấp. Ông tổ chức lại giáo dục và chế độ khoa cử để
tuyển quan lại; một sử gia Trung Hoa

[80]

bảo “học sinh không học làm thi

làm phú nữa mà học sử, địa, kinh”.

Thí nghiệm đó bị tấn công ở ba mặt. Trước hết là mặt thuế má quá cao:

Triều đình phải dùng thêm nhiều quan lại nên phải tăng thuế để trả lương
cho họ. Rồi về mặt trưng binh, mỗi nhà một người

[81]

vì triều đình cần có

một đạo quân đông để chống các rợ

[82]

xâm lăng. Sau cùng, bị tấn công vì

nạn tham nhũng của quan lại; như mọi nước khác, Trung Hoa phải chịu sự
cướp bóc của tư nhân hoặc sự cướp bóc chính thức của chính quyền. Phe
thủ cựu do một người em của Vương An Thạch

[83]

cầm đầu, cho rằng con

người vốn tham nhũng và bất tài, triều đình không thể điều khiển lấy việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.