công, thổ dân chống cự rất hăng và rất giỏi, khiến kẻ xâm lăng (Y Pha Nho)
phải ngạc nhiên. Năm 1750, Bồ Đào Nha nhường cho Y Pha Nho những
đất đai gồm bảy khu thực dân Y Pha Nho ở Mĩ muốn chiếm liền; chính
quyền Bồ Đào Nha do Pombal (1699-1782) làm tể tướng – ông này xung
đột với dòng Tên thời đó – ra lệnh cho các thầy tu và thổ dân phải rời ngay
những đồn điền ấy; thổ dân chống cự lại không nổi và thí nghiệm đó chấm
dứt.
Ở Đức sau thời Cải cách tôn giáo, xảy ra một cuộc cách mạng xã hội, và
nhiều thủ lãnh phong trào tung ra những khẩu hiệu cộng sản phỏng theo
Thánh kinh. Một nhà truyền giáo tên là Thomas Munzer (?-1525) hô hào
dân chúng lật đổ các vua chúa, giai cấp tăng lữ và giai cấp tư bản mà thành
lập một “xã hội hoàn hảo hơn”, trong đó mọi tài sản là của chung
. Ông
ta tuyển một đạo quân nông dân, thuyết cho họ nghe về chế độ cộng sản
thời các Sứ đồ Ki Tô, làm cho lòng họ bừng bừng lên rồi đưa họ ra mặt
trận, và Munzer bị chặt đầu (1525) Hans Hut thích tư tưởng của Munzer, tổ
chức ở Austerlitz một cộng đồng “anabaptiste”
theo chủ trương cộng
sản trong gần một thế kỉ (từ 1530 đến khoảng 1622). Jean de Leyde cầm
đầu một nhóm anabaptiste, cầm quyền ở Munster, kinh đô xứ Westphalie,
thi hành một chế độ cộng sản trong mười bốn tháng (1534-35).
Thế kỉ XVII, một nhóm “san bằng”
trong đạo quân của Cromwell
yêu cầu Cromwell nhận thành lập ở Anh một xã hội lí tưởng thuộc loại
cộng sản.
Phong trào xã hội dịu xuống trong thời Phục Hưng rồi lại tái hiện khi
cuộc cách mạng kĩ nghệ làm cho dân chúng thấy sự tham lam tàn nhẫn của
giai cấp tư bản đương lên: Đàn bà và trẻ con phải làm việc mười mấy giờ
một ngày, tiền công quá thấp, xưởng và những túp lều lụp xụp của họ là
những ổ bệnh tật. Karl Marx và Friedrich Engels thảo cho phong trào một
hiến chương, tức bản Tuyên ngôn của đảng Cộng sản năm 1847, và một bộ
Thánh kinh, tức bộ Tư bản luận (1867- 1895).
Hai nhà đó nghĩ rằng chế độ xã hội sẽ thực hiện trước hết ở Anh vì nước
đó là nước kĩ nghệ phát triển nhất; tổ chức kĩ nghệ ở đó tập trung quá rồi,