BÀI HỌC CỦA LỊCH SỬ - Trang 60

thế nào cũng gây ra phong trào quốc hữu hóa. Họ không được sống thêm ít
chục năm để ngạc nhiên thấy rằng chế độ Cộng sản bắt đầu ở Nga chứ
không phải ở Anh.

Tại sao chế độ xã hội hiện đại bắt đầu ở chính trong cái xứ mà chế độ tư

bản gần như chưa có ấy, trong cái xứ thiếu hẳn những nghiệp đoàn mạnh
mẽ bắt cầu cho hai chế độ tư bản và xã hội ấy? Đành rằng nông dân Nga
thời ấy đã chịu mấy thế kỉ khốn khổ, và đã có mấy thế hệ trí thức Nga nổi
loạn để mở đường, nhưng nông dân Nga đã dược giải thoát khỏi tình trạng
nô lệ từ năm 1861, còn các nhà trí thức thì có khuynh hướng vô chính phủ
– trái hẳn với chế độ Quốc quyền. Sở dĩ cách mạng 1917 thành công có lẽ
là vì chính quyền Nga hoàng đã mất tín nhiệm vì chiến bại mà lại cai trị dở;
kinh tế Nga chìm đắm trong cảnh hỗn loạn, nông dân ở mặt trận đem theo
khí giới về, mà chính quyền Đức lại cho Lénine và Trotsky mọi phương
tiện cần thiết để trốn ra ngoại quốc, không bị ngăn cản, bắt bớ gì cả. Cuộc
cách mạng đã có tính cách cộng sản vì tân Quốc gia phải đương đầu với nội
loạn và ngoại xâm. Dân tộc Nga đã phản ứng như mọi dân tộc khác trong
tình trạng bị bao vây, nghĩa là tạm từ bỏ tự do cá nhân trong khi chờ đợi trật
tự và an toàn được tái lập. Ớ đó cũng vậy, chế độ cộng sản là một chế độ
kinh tế thời chiến. Nó tồn tại được có lẽ nhờ dân chúng sợ nguy cơ chiến
tranh, nỗi sợ đó hiện nay vẫn còn ở Nga; nhưng chỉ sau một thế hệ hòa bình
là chắc chắn chế độ cộng sản sẽ bị bản tính con người làm cho suy sụp lần
lần.

Hiện nay các người Nga theo chủ nghĩa xã hội lại đánh vào lòng ham tư

lợi của con người để chế độ sản xuất được nhiều hơn, và cũng vì dân chúng
đòi hỏi nhiều tự do thể chất và tinh thần hơn. Ngược lại, chế độ tư bản lại
hạn chế tư sản cá nhân: luật pháp đã có một nửa tính cách chế độ xã hội rồi,
mà tài nguyên thì do “Quốc gia Phù trì”

[90]

phân phối lại rồi. Marx nhận là

môn đệ của Hégel mà đã phản Hégel. Theo ông ta, biện chứng pháp

[91]

của

Hégel có nghĩa là chế độ tư bản và chế độ xã hội tranh đấu nhau thì rất
cuộc chế độ xã hội sẽ toàn thắng; nhưng nếu chúng ta áp dụng thuyết Hégel
(chính, phản, hợp) như vầy: Cuộc cách mạng kĩ nghệ là chính đề: sự xung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.