CHƯƠNG X: CHÍNH THỂ VÀ LỊCH SỬ
Thi sĩ Anh Alexander Pope (1688-1744) bảo chỉ có hạng ngốc mới thảo
luận về các chính thể. Vì lịch sử cho ta thấy chính thể nào cũng có cái hay
và xét chung thì sự “thống trị” nào cũng có lợi. Con người vốn yêu tự do
mà muốn được tự do thì các phần tử trong một xã hội phải theo một số
phép tắc cư xử nào đó, cho nên điều kiện đầu tiên để được tự do là sự tự do
phải bị hạn chế; để cho tuyệt đối tự do thì sẽ sinh ra hỗn loạn mà tự do sẽ
chết nghẹt. Vậy nhiệm vụ đầu tiên của một chính quyền là thiết lập trật tự;
nếu người ta muốn ngăn sức phá hoại mạnh vô cùng của tư nhân thì chỉ có
mỗi một cách là lập một chính quyền trung ương có tổ chức. Quyền hành tự
nhiên phải tập trung vào một trung tâm vì nó sẽ bất lực nếu có bị phân tán,
loãng ra, phổ cập, như xứ Ba Lan dưới chế độ Liberum Veto
; cho nên
các sử gia vẫn hoan nghênh sự tập trung quyền hành có lợi cho chế độ quân
chủ, như Richelieu hoặc Bismark đã thực hiện ở Pháp và Phổ, bất chấp sự
phản kháng của bọn phong kiến. Đó cũng chính là lí do khiến dân chúng
Hoa Kì đã giao hết cả quyền hành cho chính phủ liên bang; nói tới “quyền
của các tiểu bang” làm gì khi mà kinh tế đâu biết tới ranh giới của mỗi tiểu
bang, mà việc điều khiển kinh tế chỉ có một cơ quan trung ương mới làm
nổi. Ngày nay, kĩ nghệ, thương mại, tài chính, đương vượt khỏi biên giới
các quốc gia mà lần lần có hình thức quốc tế.
Chế độ quân chủ có vẻ là chính thể tự nhiên nhất, vì nó áp dụng vào dân
chúng qui tắc này: quyền hành thuộc về gia trưởng hoặc thủ lãnh một đoàn
chiến sĩ. Và nếu dùng hai tiêu chuẩn: Đa số và trường cửu để thẩm định các
chính thể, thì nhất định chúng ta phải tặng giải nhất cho chế độ quân chủ;
đem ra so sánh thì các chế độ dân chủ chỉ là những lớp tuồng phụ cuồng
loạn thôi.
Khi chế độ quân chủ La Mã sụp đổ vì các cuộc đấu tranh giai cấp (anh
em Gracchus, Marius, César) thì Auguste
quân chủ, thực hiện được một việc lớn lao nhất trong lịch sử chính trị, tức
tạo nên được cảnh Thăng bình La Mã (Pax Romana), suốt từ năm -30 đến
năm 180 trên toàn cõi một đế quốc từ Đại Tây dương tới sông Euphrate và