BÀI HỌC CỦA LỊCH SỬ - Trang 55

các vua Ai Cập gây những chiến tranh tốn kém tai hại,

[72]

đam mê rượu

chè, săn bắn, phó thác các việc kinh tế và cai trị cho một bọn cướp ngày,
chúng tha hồ vơ vét của bần dân tới sạch sành sanh. Từ triều vua trước đến
triều vua sau, sự lạm thu cứ tăng lên, mà các cuộc đình công cũng mỗi ngày
một nhiều, một dữ dội. Tại kinh đô Alexandrie, người ta phát tiền, tổ chức
các cuộc diễn nghệ để vỗ về bọn dân đen, nhưng dân bị vô số công an, cảnh
sát coi chừng kĩ, không được dự vào việc nước và rốt cuộc thành một khối
bạo động chống chính quyền. Canh nông và kĩ nghệ không thịnh nữa vì dân
không làm việc, luân lí suy đồi, và tới khi Octave qua tròng cái ách La Mã
vào cổ dân chúng Ai Cập (30 trước T.L.), lúc đó trật tự mới được tái lập.

Dưới thời hoàng đế Dioclétien, La Mã cũng đã theo một chế độ xã hội. Ở

trong nước thì dân chúng nổi loạn vì mỗi ngày một nghèo thêm, ở ngoài thì
các rợ lăm le xâm chiếm, Hoàng đế Dioclétien ở giữa hai nguy cơ đó, ban
bố năm 301 sau T.L., một sắc lệnh gọi là Edictum de Prettis cấm các nhà
buôn có độc quyền không được rút hàng về để tăng giá, qui định giá tối cao
cho mỗi món hàng và tiền công tối cao cho mỗi công việc quan trọng. Ông
phát động nhiều công tác xây cất lớn lao để cho bọn thất nghiệp có việc
làm, phát chẩn thức ăn cho người nghèo, hoặc bán rẻ cho họ. Chính phủ lúc
đó đã làm chủ hầu hết các mỏ (kim thuộc, đá) và các kho muối; từ nay
Dioclétien kiểm soát kĩ lường hầu hết các kĩ nghệ và công nghệ lớn. Paul
Louis trong cuốn Le travail dans le monde romain (Sự lao động trong thế
giới La Mã) bảo: “Trong hết thảy các thành thị lớn, Quốc gia thành một cố
chủ

[73]

rất mạnh… mạnh hơn các nhà kinh doanh tư, mà hạng này lại còn bị

đánh thuế nặng”. Dĩ nhiên, các nhà kinh doanh tiên đoán thế nào Quốc gia
cũng sẽ phá sản. Dioclétien đáp rằng các rợ đương dòm ngó ở cửa ngõ Đế
quốc thì phải tạm thời từ bỏ tự do cá nhân đi, cho tới khi tự do quốc gia
được vững vàng đã. Chế độ xã hội của Dioclétien là một chính sách kinh tế
chiến tranh chỉ có thể áp dụng được khi dân chúng sợ bị ngoại xâm. Bao
giờ cũng vậy, nỗi nguy bị xâm lăng càng lớn thì sự tự do trong nước càng
giảm đi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.