trong cái linga được vua chia xẻ vì tượng trưng cho thần tính của vua. Ngày
nay phần che đỡ cái linga của Lí Nhân Tông đã mất nhưng chúng ta có thể
tưởng tượng cái mukhalinga Việt Chàm đó, cao gần 5m tính từ chân đáy, đã
nằm trong một ngôi tháp thay vì có hình dạng Ấn Miên như ở phía Nam lại
là một ngôi kiểu Hán như chứng tích ở các tháp đất khai quật bây giờ. Tù
binh Chàm xây nên tháp phần lớn ở trên gò/đồi như thói quen từ nơi cỗi
gốc của họ. Lí Thánh Tông hẳn thấy được thành quả to lớn của việc khai
thác tù binh nên năm 1069 dẫn quân đi bắt một số lượng lớn, theo sử cũ thì
đến mười lần năm 1044, dù lần này là bắt người sâu trong đất địch gây khó
khăn gấp bội cho việc chuyên chở về xứ. Dấu vết Chàm và bằng chứng tù
binh đậm nét trên vùng Bắc Ninh chứng tỏ họ đã ở đây với số lượng lớn.
Họ đóng vai trò như thế nào trong cuộc tiến quân của Quách Quỳ Triệu Tiết
1076-77? Có điều chắc chắn có bằng cớ là về lâu về dài suốt hai ba trăm
năm, họ vẫn giữ được tiếng nói, phong tục thành một tập họp khác biệt
khiến gây những biến động không nhỏ trên các triều đại bắt họ làm nô lệ.
Bóng dáng một tổ chức quân chủ phương Đông
ở Thăng Long
Dù gì thì các chủ nhân mới của phủ Đô hộ cũng đã xưng vương,
xưng đế, bắt chước theo một khuôn mẫu áp đặt từ lâu cho vùng đất mà
ngay trong lúc cầm quyền, các thủ lĩnh mới cũng vẫn phải nhờ cậy vào các
tay chân được đào tạo từ khuôn khổ cũ đó. Mới đầu thì cũng có những lệch
lạc như các sử quan mê muội kinh sách về sau đã chê trách thật nặng nề
nhưng chính những người này không thấy rằng sở dĩ tổ chức không ăn
khớp với sách vở họ học là vì thực trạng xã hội đã khác với khuôn mẫu, tuy
nhờ đó mà nay ta mới nhìn ra được một phần quá khứ bị che lấp. Các hội
thề diễn ra ở Thăng Long dưới đời Lí (lan qua đến Trần) rõ ràng là không